CTTĐT - Ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 5 tháng cuối năm và bàn các giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương qua các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, tỉnh Yên Bái đã đào tạo nghề cho trên 6.261 người, đạt 45% kế hoạch. Trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là 3.150 người, đạt 52,5% kế hoạch; đào tạo nghề lồng ghép với các chương trình, dự án khác là 591 người; đào tạo nghề cho lao động xã hội là 1.966 người. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng đươch đầu tư, hoàn thiện, mạng lưới các cơ sở dạy nghề được sắp xếp, củng cố, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Việc xây dựng và nhân rộng một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Tổng cục Dạy nghề, Hiệp hội Dạy nghề và Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương, đem lại việc làm lâu bền cho người lao động như mô hình Nghiệp vụ du lịch tại gia đình ở huyện Văn Chấn, Văn Yên; sản xuất mây tre đan ở huyện Yên Bình; sản xuất tranh đá quý ở huyện Lục Yên…Việc dạy nghề đã gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, thực hiện nhiệm vụ đặt hàng dạy nghề; kiểm tra, giám sát, xây dựng mô hình được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả rõ nét. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm, thực hiện tốt việc hỗ trợ người lao động sau đào tạo nghề như tư vấn, giới thiệu tìm việc làm, cho vay phát triển sản xuất và tạo việc làm.
Báo cáo đánh giá công tác tuyển dụng, giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2015 của Sở Lao động Thương binh và xã hội cho biết: Giai đoạn 2014 - 2015 tỉnh Yên Bái có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực may đó là Công ty TNHH Deasung Global tại Khu công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình; Công ty TNHH UNICO Global YB tại KCN Âu Lâu, xã Âu Lâu, TP Yên Bái; Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Phú Cường tại tổ 6, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Lao động làm việc tại 3 doanh nghiệp may chủ yếu từ khu vực nông thôn hoặc các tỉnh lân cận di chuyển đến, đa số là lao động trẻ; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn số lao động. Hiện nay khó khăn mà có doanh nghiệp may mặc gặp phải là việc thiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hầu hết các doanh nghiệp may trong tỉnh chưa xây dựng được chiến lược nhân sự, thu hút, tuyển dụng và sử dụng lao động.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những khó khăn, hạn chế trong việc đào tạo nghề tại các địa phương trong tỉnh. Đồng thời đề xuất những giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương qua các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện đề án 1956, lãnh đạo UBND các huyện và các đơn vị có liên quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu dạy nghề trong năm 2015; Khảo sát nắm nhu cầu về số lượng lao động có nhu cầu đi làm việc tại các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác tuyên truyền cho đào tạo nghề, cũng như tuyên truyền cho việc cung ứng lao động cho các nhà máy may trên địa bàn; Tiếp tục giải quyết khó khăn về giáo viên cho các cơ sở dạy nghề; Xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu cũng như kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về dạy nghề; Tiếp thu các ý kiến đóng góp để chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2016, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương để nghiên cứu giao chỉ tiêu dạy nghề, đào tạo nghề cho phù hợp.
1122 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 5 tháng cuối năm và bàn các giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương qua các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, tỉnh Yên Bái đã đào tạo nghề cho trên 6.261 người, đạt 45% kế hoạch. Trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 là 3.150 người, đạt 52,5% kế hoạch; đào tạo nghề lồng ghép với các chương trình, dự án khác là 591 người; đào tạo nghề cho lao động xã hội là 1.966 người. Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng đươch đầu tư, hoàn thiện, mạng lưới các cơ sở dạy nghề được sắp xếp, củng cố, đáp ứng yêu cầu đào tạo. Việc xây dựng và nhân rộng một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Tổng cục Dạy nghề, Hiệp hội Dạy nghề và Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương, đem lại việc làm lâu bền cho người lao động như mô hình Nghiệp vụ du lịch tại gia đình ở huyện Văn Chấn, Văn Yên; sản xuất mây tre đan ở huyện Yên Bình; sản xuất tranh đá quý ở huyện Lục Yên…Việc dạy nghề đã gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp.
Công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, thực hiện nhiệm vụ đặt hàng dạy nghề; kiểm tra, giám sát, xây dựng mô hình được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả rõ nét. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm, thực hiện tốt việc hỗ trợ người lao động sau đào tạo nghề như tư vấn, giới thiệu tìm việc làm, cho vay phát triển sản xuất và tạo việc làm.
Báo cáo đánh giá công tác tuyển dụng, giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2015 của Sở Lao động Thương binh và xã hội cho biết: Giai đoạn 2014 - 2015 tỉnh Yên Bái có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực may đó là Công ty TNHH Deasung Global tại Khu công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình; Công ty TNHH UNICO Global YB tại KCN Âu Lâu, xã Âu Lâu, TP Yên Bái; Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Phú Cường tại tổ 6, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Lao động làm việc tại 3 doanh nghiệp may chủ yếu từ khu vực nông thôn hoặc các tỉnh lân cận di chuyển đến, đa số là lao động trẻ; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm phần lớn số lao động. Hiện nay khó khăn mà có doanh nghiệp may mặc gặp phải là việc thiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hầu hết các doanh nghiệp may trong tỉnh chưa xây dựng được chiến lược nhân sự, thu hút, tuyển dụng và sử dụng lao động.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những khó khăn, hạn chế trong việc đào tạo nghề tại các địa phương trong tỉnh. Đồng thời đề xuất những giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương qua các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện đề án 1956, lãnh đạo UBND các huyện và các đơn vị có liên quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu dạy nghề trong năm 2015; Khảo sát nắm nhu cầu về số lượng lao động có nhu cầu đi làm việc tại các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác tuyên truyền cho đào tạo nghề, cũng như tuyên truyền cho việc cung ứng lao động cho các nhà máy may trên địa bàn; Tiếp tục giải quyết khó khăn về giáo viên cho các cơ sở dạy nghề; Xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu cũng như kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về dạy nghề; Tiếp thu các ý kiến đóng góp để chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2016, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương để nghiên cứu giao chỉ tiêu dạy nghề, đào tạo nghề cho phù hợp.