CTTĐT - Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được sự đóng góp, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh đã hoàn thành mở mới, mở rộng được khoảng 1.594 km và kiên cố, nâng cấp cải tạo được khoảng 1.034 km đường GTNT các loại; xây dựng 42 cầu cứng, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại... đã góp phần đắc lực phục vụ cho phát triển KT – XH, tạo ra bộ mặt nông thôn khởi sắc ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh đã hoàn thành mở mới, mở rộng được khoảng 1.594 km và kiên cố, nâng cấp cải tạo được khoảng 1.034 km đường GTNT các loại.
Đường GTNT là hệ thống kết cấu hạ tầng có khối lượng lớn trong tổng thể hạ tầng giao thông, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng, đời sống sinh hoạt của nhân dân. Phát triển GTNT có vị trí quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần làm xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đóng góp, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Do vậy hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh đã thu được kết quả đáng khích lệ; liên kết giao thông giữa các xã được thuận tiện, cơ bản đáp ứng được việc đi lại, lưu thông hàng hóa giữa các vùng với nhau, giữa vùng sâu vùng xa với các trung tâm huyện tạo điều kiện phát triển kinh tế của nhân dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành mở mới, mở rộng được khoảng 1.594 km và kiên cố, nâng cấp cải tạo được khoảng 1.034 km, đường GTNT các loại; xây dựng 42 cầu cứng, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại. Tổng số vốn thực hiện đạt gần 2.484 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương+địa phương+nguồn vốn khác là 1.888,75 tỷ; vốn nhân dân đóng góp là 595,25 tỷ).
Có thể nói, trong giai đoạn 2010 - 2014 được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, sự hỗ trợ các nguồn lực từ Trung ương, hệ thống đường GTNT của tỉnh đã có bước chuyển mình vượt bậc, các tuyến đường trục cơ bản đã hình thành, dần kết nối các tuyến đường GTNT với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh, tạo điều thuận lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác phát triển GTNT, hiện nay, với hệ thống đường GTNT rất lớn, trên toàn tỉnh hiện có 6.384 km đường GTNT, trong đó chỉ có khoảng 20,31% được kiên cố. Hết năm 2014 mới có 12/152 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông (tỉnh Yên Bái có 180 xã, phường, thị trấn). Trên địa bàn tỉnh có 15 xã hiện đã có đường ô tô đến trung tâm xã song không đi lại được 4 mùa (với tổng số khoảng 116,6 km), nhiều vị trí qua sông, suối nguy hiểm, chưa được đầu tư công trình cầu, khi mùa mưa lũ về nhiều nơi bị cô lập, việc học tập của các cháu bị gián đoạn, giao thông chia cắt, đời sống của đồng bào vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhu cầu xây dựng đường GTNT đặc biệt là xây dựng cầu dân sinh là rất cần thiết và rất lớn.
Để hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT địa phương ngày một phát triển hơn nữa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, tạo thuận lợi cho các địa phương thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Tỉnh Yên Bái đã xác định công tác phát triển GTNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài tại tất cả các địa phương. Vai trò trách nhiệm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Tại Đại hội đại biểu các cấp của địa phương, nhiệm vụ này đã được các cấp ủy quan tâm đưa vào Nghị quyết thực hiện của nhiệm kỳ tới. Phát triển GTNT theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dựa vào quy hoạch phát triển GTNT, Quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt.
Hết năm 2015, Đề án phát triển GTNT kết thúc, do vậy để tiếp tục thực hiện xây dựng phát triển GTNT, tỉnh cần ban hành Đề án mới theo các nội dung chủ yếu như phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện nguồn lực ngân sách tỉnh và điều kiện thực tế của nhân dân và phù hợp với cơ chế của các tỉnh bạn.
Cùng với đó tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ như tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân cùng chung tay xây dựng đường GTNT, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, xác định nhân dân làm là chủ yếu, nhân dân quản lý sử dụng, nhà nước hỗ trợ một phần. Tạo vốn phát triển GTNT, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triển GTNT. Tích cực áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát triển GTNT. Về bảo trì, xác định và phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống GTNT giữa các cấp (cấp huyện và cấp xã); nâng cao nhận thức, tạo lập cơ chế bảo trì đường GTNT. Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì GTNT. Đối với đường liên thôn, bản, nhân dân tự sửa chữa bảo trì là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần. Bên cạnh đó tăng cường nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp quản lý GTNT, có chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ quản lý GTNT các cấp; có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện đặc thù, đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì GTNT ở các vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình khó khăn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông tại địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT, hành lang an toàn đường bộ đi đôi với việc đảm bảo an toàn giao thông. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược từ khâu lập quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ khâu lập dự án đầu tư. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình khu vực nông thôn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các công trình và phương tiện vận tải trong khu vực nông thôn phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường, không có châm trước, ngoại lệ. Có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp các dịch vụ cho khu vực nông thôn.
Yên Bái là tỉnh còn nghèo, bên cạnh việc huy động nguồn nội lực rất cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức tiếp tục quan tâm giúp đỡ xây dựng hạ tầng GTNT bằng các chương trình 135, 30a, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh.
1354 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được sự đóng góp, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh đã hoàn thành mở mới, mở rộng được khoảng 1.594 km và kiên cố, nâng cấp cải tạo được khoảng 1.034 km đường GTNT các loại; xây dựng 42 cầu cứng, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại... đã góp phần đắc lực phục vụ cho phát triển KT – XH, tạo ra bộ mặt nông thôn khởi sắc ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Đường GTNT là hệ thống kết cấu hạ tầng có khối lượng lớn trong tổng thể hạ tầng giao thông, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng, đời sống sinh hoạt của nhân dân. Phát triển GTNT có vị trí quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần làm xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đóng góp, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Do vậy hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh đã thu được kết quả đáng khích lệ; liên kết giao thông giữa các xã được thuận tiện, cơ bản đáp ứng được việc đi lại, lưu thông hàng hóa giữa các vùng với nhau, giữa vùng sâu vùng xa với các trung tâm huyện tạo điều kiện phát triển kinh tế của nhân dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, toàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành mở mới, mở rộng được khoảng 1.594 km và kiên cố, nâng cấp cải tạo được khoảng 1.034 km, đường GTNT các loại; xây dựng 42 cầu cứng, 19 cầu treo, 26 ngầm tràn các loại. Tổng số vốn thực hiện đạt gần 2.484 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương+địa phương+nguồn vốn khác là 1.888,75 tỷ; vốn nhân dân đóng góp là 595,25 tỷ).
Có thể nói, trong giai đoạn 2010 - 2014 được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, sự hỗ trợ các nguồn lực từ Trung ương, hệ thống đường GTNT của tỉnh đã có bước chuyển mình vượt bậc, các tuyến đường trục cơ bản đã hình thành, dần kết nối các tuyến đường GTNT với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh, tạo điều thuận lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác phát triển GTNT, hiện nay, với hệ thống đường GTNT rất lớn, trên toàn tỉnh hiện có 6.384 km đường GTNT, trong đó chỉ có khoảng 20,31% được kiên cố. Hết năm 2014 mới có 12/152 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông (tỉnh Yên Bái có 180 xã, phường, thị trấn). Trên địa bàn tỉnh có 15 xã hiện đã có đường ô tô đến trung tâm xã song không đi lại được 4 mùa (với tổng số khoảng 116,6 km), nhiều vị trí qua sông, suối nguy hiểm, chưa được đầu tư công trình cầu, khi mùa mưa lũ về nhiều nơi bị cô lập, việc học tập của các cháu bị gián đoạn, giao thông chia cắt, đời sống của đồng bào vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhu cầu xây dựng đường GTNT đặc biệt là xây dựng cầu dân sinh là rất cần thiết và rất lớn.
Để hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT địa phương ngày một phát triển hơn nữa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, tạo thuận lợi cho các địa phương thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Tỉnh Yên Bái đã xác định công tác phát triển GTNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài tại tất cả các địa phương. Vai trò trách nhiệm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Tại Đại hội đại biểu các cấp của địa phương, nhiệm vụ này đã được các cấp ủy quan tâm đưa vào Nghị quyết thực hiện của nhiệm kỳ tới. Phát triển GTNT theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dựa vào quy hoạch phát triển GTNT, Quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt.
Hết năm 2015, Đề án phát triển GTNT kết thúc, do vậy để tiếp tục thực hiện xây dựng phát triển GTNT, tỉnh cần ban hành Đề án mới theo các nội dung chủ yếu như phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện nguồn lực ngân sách tỉnh và điều kiện thực tế của nhân dân và phù hợp với cơ chế của các tỉnh bạn.
Cùng với đó tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ như tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân cùng chung tay xây dựng đường GTNT, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, xác định nhân dân làm là chủ yếu, nhân dân quản lý sử dụng, nhà nước hỗ trợ một phần. Tạo vốn phát triển GTNT, huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triển GTNT. Tích cực áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát triển GTNT. Về bảo trì, xác định và phân chia trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống GTNT giữa các cấp (cấp huyện và cấp xã); nâng cao nhận thức, tạo lập cơ chế bảo trì đường GTNT. Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì GTNT. Đối với đường liên thôn, bản, nhân dân tự sửa chữa bảo trì là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần. Bên cạnh đó tăng cường nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp quản lý GTNT, có chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ quản lý GTNT các cấp; có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện đặc thù, đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì GTNT ở các vùng sâu, vùng xa, vùng địa hình khó khăn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông tại địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTNT, hành lang an toàn đường bộ đi đôi với việc đảm bảo an toàn giao thông. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược từ khâu lập quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ khâu lập dự án đầu tư. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình khu vực nông thôn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các công trình và phương tiện vận tải trong khu vực nông thôn phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường, không có châm trước, ngoại lệ. Có cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì GTNT và cung cấp các dịch vụ cho khu vực nông thôn.
Yên Bái là tỉnh còn nghèo, bên cạnh việc huy động nguồn nội lực rất cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tổ chức tiếp tục quan tâm giúp đỡ xây dựng hạ tầng GTNT bằng các chương trình 135, 30a, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh.