Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Kinh tế

Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái: Quyết liệt vì mục tiêu phát triển kinh tế gắn với nông thôn mới

20/06/2019 11:08:05 Xem cỡ chữ Google
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Yên Bái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng tham gia, sau 8 năm thực hiện chương trình, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thế Hùng, thăm và kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Yên Bái đang từng bước phát huy hiệu quả.

Ủy ban nhân dân tỉnhYên Bái đã ban hành, các sở, ban, ngành của tỉnh đã chủ động xây dựng và hoàn thiện trình các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 theo đúng chỉ đạo của Trung ương, đúng trình tự, quy định hiện hành của Chính phủ và các hướng dẫn của bộ, ngành có liên quan; đã giải quyết những khó khăn vướng mắc của địa phương, cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Phát huy tối đa lợi thế để đạt kết quả cao

Năm 2018, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành các nghị quyết, quyết định để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Ngoài các văn bản của tỉnh, các sở, ngành đã chủ động ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Trên tinh thần định hướng đó, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đã xác định được rõ phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Công tác tuyên truyền được các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội triển khai mạnh mẽ bằng nhiều hình thức. Thông qua các hình thức tuyên truyền, một số địa phương đã vận động được bà con nhân dân trong xã tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, góp phần nâng cao chất lượng đạt chuẩn tiêu chí môi trường được bền vững.

Đồng thời, đã tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập một cách bền vững cho người dân nông thôn. Bên cạnh đó, các ngành, các địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng nông thôn mới; trong phát triển sản xuất đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế hộ; trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đã chủ động huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi; chủ động triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như: Tiêu chí môi trường, tiêu chí về xóa đói giảm nghèo, tiêu chí về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, tiêu chí về xây dựng thôn, bản văn hóa...

Ngoài ra, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát huy hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Không chỉ ở nông thôn mà cả ở khu vực thành thị, người dân đã hiểu rõ và nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tại nhiều địa phương, người dân đã tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng sống và điều kiện sinh hoạt... Các địa phương đã quan tâm hơn đến các nội dung trọng tâm của Chương trình, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đi vào chiều sâu, tập trung khắc phục những hạn chế cơ bản. Chú trọng bảo vệ môi trường, khuyến cáo hạn chế và tiến tới không sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt. Đẩy mạnh việc thu gom và xử lý chất thải ở khu vực nông thôn là chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp như vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải trong chăn nuôi…, tạo dựng cảnh quan môi trường.

Đặc biệt, tỉnh rất coi trọng đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong năm qua nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đăng ký triển khai thực hiện được nhiều mô hình có hiệu quả cao điển hình như: Mô hình trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng cây ăn quả có múi, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng tre măng Bát độ, mô hình nuôi trồng thuỷ sản... những mô hình có hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với người dân trong sản xuất và hiện nay đang triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; trong đó có các đề án thành phần tập trung vào những sản phẩm chủ lực của tỉnh có lợi thế, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh; đồng thời ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng; duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng. Năm 2018, ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ những chủ trương chính sách hiện tại, đời sống vật chất, tinh thần của hộ nông dân từng bước nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo các năm đều giảm vượt mức kế hoạch đề ra; công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn được chú trọng; các hình thức sản xuất được quan tâm và phát triển mạnh mẽ...

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thời gian tới, tỉnh Yên Bái đã có những chiến lược cụ thể cho năm 2019, phấn đấu có từ 12 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. Nâng số tiêu chí đạt bình quân trên địa bàn tỉnh đạt trên 13,3 tiêu chí/xã (bình quân mỗi xã tăng khoảng 2,5 tiêu chí trong năm). Triển khai Đề án huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới. Công nhận thêm 3 đến 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện khoảng 66,67% - 71,42%. Triển khai thực hiện xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020 đối với 46 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và triển khai xây dựng 05 xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình (định kỳ, đột xuất); Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, quy hoạch đội ngũ kế cận và đề xuất việc tuyển dụng, bổ sung công chức cấp xã còn thiếu; thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng cấp ủy, chính quyền trong sạch, vững mạnh;  Củng cố nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với xã đã được công nhận nông thôn mới; tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; trong đó có lồng ghép với quy hoạch sản xuất và quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; thực hiện các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức thiết thực và tạo khí thế thi đua.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân, thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; triển khai thực hiện hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế như Hợp tác xã, Tổ hợp tác, kinh tế trang trại. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Đối với xã đăng ký thực hiện năm 2019 tiếp tục chủ động thực hiện các chỉ tiêu không cần có sự hỗ trợ của nhà nước như chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo, chỉ tiêu về hỗ trợ nhà ở (kết hợp với thực hiện Đề án 167 giai đoạn 2 của tỉnh) để hỗ trợ gắn với các xã đăng ký hoàn thành nông thôn mới năm 2019. Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ về xây dựng nông thôn mới, để có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời; cấp xã báo cáo theo tiến độ tuần, cấp huyện báo cáo tiến độ tháng gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp vào báo cáo giao ban hàng tháng của Ủy ban nhân dân tỉnh...

 

 

(Theo Báo Công luận) 

1375 lượt xem