Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Kinh tế

Gắn chương trình OCOP với xây dựng nông thôn mới

02/10/2019 09:43:32 Xem cỡ chữ Google
Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị. Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Tinh dầu quế Văn Yên - một trong những sản phẩm của chương trình OCOP năm 2019

Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị. Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện. Chương trình xác định 6 nhóm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện là thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, vải - may mặc và dịch vụ du lịch nông thôn. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Có thể nói, hiện nay, Chương trình mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc nhưng thực tế nhiều địa phương đã thực hiện nhiều năm trước đây. Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong cả nước triển khai "mỗi xã một sản phẩm” từ năm 2013.

Sau 5 năm triển khai, từ 40 sản phẩm và 30 đơn vị tham gia đến nay phát triển 300 sản phẩm và hơn 200 đơn vị tham gia. Cả nước có trên 5 ngàn sản phẩm đã đăng ký tiêu chuẩn OCOP. Đến nay, đã có 60/63 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng đề cương, 30 tỉnh lập xong đề án và có 4 tỉnh (Hà Giang, Bắc Giang, Bắc Cạn và Quảng Nam) phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn 2018 - 2020.

Những làng nghề, những sản phẩm nông nghiệp đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cho các địa phương. Không ít gia đình, không ít xã đã trở nên giàu có từ những sản phẩm nông nghiệp này và góp phần không nhỏ vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể và thực tế cho thấy, chúng ta mới chỉ làm theo phong trào, chưa có một cách làm sáng tạo, chiến lược dài hơi và chưa đồng bộ. Người dân Yên Bái, nhất là  nông dân từ vùng thấp đến vùng cao, rất cần cù, sáng tạo, khát khao làm giàu cho mình và cho xã hội nhưng chưa thực sự dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường.

Rõ ràng, OCOP không phải là một phong trào mà là một chương trình kinh tế, sản xuất các sản phẩm cụ thể, để quảng bá thương hiệu của sản phẩm có chất lượng nhưng ít người biết tới. Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn cả nước; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị với mục tiêu nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện tốt sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý. Song song với đó là xây dựng đội ngũ cán bộ hỗ trợ chuyên nghiệp, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa.

OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và XDNTM, động lực cho phát triển bền vững. OCOP là sản phẩm của địa phương phải được gia tăng giá trị trên tầm quốc gia, toàn cầu. Chủ thể thực hiện là hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ về chính sách. Chính quyền không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP mà phải phát huy được tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi người dân trong môi trường kinh tế thị trường.

Bên cạnh việc vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân thì Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo ra nền tảng vững chắc để hỗ trợ thực hiện OCOP nói riêng và XDNTM, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung.

Yên Bái đã và đang xây dựng kế hoạch và các bước xây dựng đề án để thực hiện trên địa bàn tỉnh. Mặc dù chưa được triển khai đồng bộ theo chương trình nhưng hiện nay Yên Bái cũng đã có nhiều huyện, xã, thị trấn đã sản xuất và có sản phẩm nông sản, thực phẩm, du lịch... Yên Bình có bưởi Đại Minh, gạo Bạch Hà; Lục Yên có khoai tím, có lạc; Văn Chấn có cam, quýt Thượng Bằng La, Trần Phú, Nghĩa Tâm, chè Suối Giàng; Trấn Yên có dâu tằm tơ Việt Thành, Tân Đồng, măng tre Bát độ Kiên Thành, chè Bát tiên Bảo Hưng; Văn Yên có quế và các sản phẩm quế...

 
1755 lượt xem