CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn
Mục tiêu chung của Đề án là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới; đảm bảo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trở thành một quá trình thường xuyên, liên tục, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. 100% các xã trên địa bàn huyện có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Trấn Yên tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Trong đó, công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cộng đồng và người dân; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng nông thôn mới để từng bước thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch đề ra. Các phòng, ban, ngành, UBND các xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.
Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới theo hướng: Các cơ quan cấp huyện tập trung vào nội dung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm điều phối của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới huyện. Chuyển mạnh nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp xã đảm nhiệm; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của người dân để thực sự là chủ thể trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Chỉ đạo; tiếp tục nâng cao năng lực của cơ quan giúp việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu chức năng, nhiệm vụ (nhất là Văn phòng Điều phối cấp huyện; Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã và các Ban Phát triển thôn).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới, trong đó tăng cường quán triệt, tuyên truyền vận động để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung tư tưởng chỉ đạo, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới, gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020 và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới chính là để phục vụ chính mình. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tuyên truyền vận động nhân dân trong cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương, mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của nhà nước như: Tham gia đóng góp công lao động, kinh phí để xây dựng, chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị của các nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xóa nhà dột nát để hoàn thành tiêu chí về nhà ở dân cư; tuyên truyền cho nhân dân trong cộng đồng cùng tham gia thực hiện để hoàn thành tiêu chí về Môi trường an toàn thực phẩm …. Xây dựng các phóng sự tuyên truyền phản ánh kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của các địa phương, những cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm của các địa phương phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, huy động tốt các nguồn lực, các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân; khuyến khích hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất hình thành chuỗi giá trị phù hợp; mỗi xã cần phải xác định được những sản phẩm, ngành nghề chủ lực, thế mạnh của địa phương mình, từ đó có giải pháp và lộ trình cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả theo chuỗi giá trị gắn với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, góp phần tạo sự chuyển biến trong tư duy và cách thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao cho người dân khu vực nông thôn.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; xã hội hoá công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, đồng thời duy trì được chế độ duy tu bảo dưỡng để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài, không bị xuống cấp; chủ động triển khai các dự án thành phần kịp tiến độ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư; tích cực huy động nguồn lực trong nhân dân và nguồn lực xã hội khác để xây dựng các công trình; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình; huy động vốn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cộng đồng dân cư và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới trên tinh thần tự nguyện, bàn bạc dân chủ; không thực hiện huy động quá sức dân; hỗ trợ đầu tư nguồn lực từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án để đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch trong giai đoạn; hỗ trợ phát triển sản xuất, ưu tiên hỗ trợ mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện; Hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư đối với các lĩnh vực có thế mạnh của huyện Trấn Yên, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020.Mục tiêu chung của Đề án là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới; đảm bảo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trở thành một quá trình thường xuyên, liên tục, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. 100% các xã trên địa bàn huyện có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững.
Để đạt được mục tiêu trên, huyện Trấn Yên tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Trong đó, công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cộng đồng và người dân; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng nông thôn mới để từng bước thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch đề ra. Các phòng, ban, ngành, UBND các xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.
Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới theo hướng: Các cơ quan cấp huyện tập trung vào nội dung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm điều phối của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới huyện. Chuyển mạnh nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp xã đảm nhiệm; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của người dân để thực sự là chủ thể trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Chỉ đạo; tiếp tục nâng cao năng lực của cơ quan giúp việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu chức năng, nhiệm vụ (nhất là Văn phòng Điều phối cấp huyện; Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã và các Ban Phát triển thôn).
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới, trong đó tăng cường quán triệt, tuyên truyền vận động để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung tư tưởng chỉ đạo, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới, gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020 và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới chính là để phục vụ chính mình. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tuyên truyền vận động nhân dân trong cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương, mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập; tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của nhà nước như: Tham gia đóng góp công lao động, kinh phí để xây dựng, chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị của các nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xóa nhà dột nát để hoàn thành tiêu chí về nhà ở dân cư; tuyên truyền cho nhân dân trong cộng đồng cùng tham gia thực hiện để hoàn thành tiêu chí về Môi trường an toàn thực phẩm …. Xây dựng các phóng sự tuyên truyền phản ánh kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của các địa phương, những cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm của các địa phương phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, huy động tốt các nguồn lực, các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân; khuyến khích hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất hình thành chuỗi giá trị phù hợp; mỗi xã cần phải xác định được những sản phẩm, ngành nghề chủ lực, thế mạnh của địa phương mình, từ đó có giải pháp và lộ trình cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả theo chuỗi giá trị gắn với hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, góp phần tạo sự chuyển biến trong tư duy và cách thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao cho người dân khu vực nông thôn.
Tập trung huy động tối đa các nguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; xã hội hoá công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, đồng thời duy trì được chế độ duy tu bảo dưỡng để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài, không bị xuống cấp; chủ động triển khai các dự án thành phần kịp tiến độ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư; tích cực huy động nguồn lực trong nhân dân và nguồn lực xã hội khác để xây dựng các công trình; lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình; huy động vốn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cộng đồng dân cư và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới trên tinh thần tự nguyện, bàn bạc dân chủ; không thực hiện huy động quá sức dân; hỗ trợ đầu tư nguồn lực từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án để đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch trong giai đoạn; hỗ trợ phát triển sản xuất, ưu tiên hỗ trợ mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện; Hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư đối với các lĩnh vực có thế mạnh của huyện Trấn Yên, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.