CTTĐT - Sau 6 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.
Sau 6 năm mở mới và kiên cố hóa được 294km đường liên xã, liên thôn bản
Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được xây dựng như: 100% các tuyến đường đến trung tâm xã được cứng hóa, mở mới và kiên cố hóa được 294km đường liên xã, liên thôn bản; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; 62% kênh mương được kiên cố hóa; các công trình thủy lợi, hồ đập, hệ thống đê bao quan tâm đầu tư nâng cấp.
Những kết quả đó đã làm diện mạo nông thôn thay đổi khá toàn diện, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng, tỷ lệ giảm nghèo còn 20,58%. Huyện đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình thông qua lồng ghép các chương trình, dự án, đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Đến nay, huyện đã có 6 xã là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán, Bảo Hưng được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phát huy kết qủa đạt được, huyện Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hoàn thành cơ bản việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã theo chuẩn nông thôn mới; các tiêu chí theo quy định. Đảm bảo hệ thống giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường liên xã được cứng hóa đạt 100%, tỷ lệ đường thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 75%, thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,5 lần so với năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12%, nâng cao chất lượng y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phấn đấu tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 85%. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn có năng lực và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Riêng năm 2017 hoàn thành 4 xã Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh và Minh Quân đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2018, phấn đấu 4 xã gồm Minh Tiến, Việt Cường, Quy Mông, Cường Thịnh; năm 2019, phấn đấu 4 xã Hòa Cuông, Y Can, Hồng Ca, Minh Quán đạt chuẩn NTM; năm 2020, phấn đấu 3 xã đạt chuẩn NTM là Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành và huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên huyện Trấn Yên thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, gắn các cơ sở sản xuất với vùng nguyên liệu; tạo mối liên kết bền vững giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị của các sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản; tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và các sản phẩm chủ lực như: trồng dâu - nuôi tằm; trồng tre Bát độ; sản xuất, chế biến chè; vùng nguyên liệu quế; trồng và chế biến gỗ rừng trồng; trồng cây ăn quả có múi; sản xuất rau an toàn; tiếp tục khuyến khích xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung; cải tiến quy trình canh tác, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch; duy trì, củng cố đảm bảo tính bền vững của các tiêu chí; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý, bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện của huyện, trong đó
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 6 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được xây dựng như: 100% các tuyến đường đến trung tâm xã được cứng hóa, mở mới và kiên cố hóa được 294km đường liên xã, liên thôn bản; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; 62% kênh mương được kiên cố hóa; các công trình thủy lợi, hồ đập, hệ thống đê bao quan tâm đầu tư nâng cấp.
Những kết quả đó đã làm diện mạo nông thôn thay đổi khá toàn diện, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng, tỷ lệ giảm nghèo còn 20,58%. Huyện đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình thông qua lồng ghép các chương trình, dự án, đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Đến nay, huyện đã có 6 xã là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán, Bảo Hưng được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phát huy kết qủa đạt được, huyện Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Hoàn thành cơ bản việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã theo chuẩn nông thôn mới; các tiêu chí theo quy định. Đảm bảo hệ thống giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường liên xã được cứng hóa đạt 100%, tỷ lệ đường thôn, liên thôn được cứng hóa đạt 75%, thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,5 lần so với năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12%, nâng cao chất lượng y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phấn đấu tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 85%. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn có năng lực và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Riêng năm 2017 hoàn thành 4 xã Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh và Minh Quân đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2018, phấn đấu 4 xã gồm Minh Tiến, Việt Cường, Quy Mông, Cường Thịnh; năm 2019, phấn đấu 4 xã Hòa Cuông, Y Can, Hồng Ca, Minh Quán đạt chuẩn NTM; năm 2020, phấn đấu 3 xã đạt chuẩn NTM là Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành và huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên huyện Trấn Yên thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, gắn các cơ sở sản xuất với vùng nguyên liệu; tạo mối liên kết bền vững giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị của các sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản; tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và các sản phẩm chủ lực như: trồng dâu - nuôi tằm; trồng tre Bát độ; sản xuất, chế biến chè; vùng nguyên liệu quế; trồng và chế biến gỗ rừng trồng; trồng cây ăn quả có múi; sản xuất rau an toàn; tiếp tục khuyến khích xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung; cải tiến quy trình canh tác, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch; duy trì, củng cố đảm bảo tính bền vững của các tiêu chí; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý, bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện của huyện, trong đó