Việc nhẹ lương cao, chiêu trò lừa đảo quen thuộc mặc dù đã được cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều, tuy nhiên, số nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này vẫn có dấu hiệu tăng cao.
Mặc dù được cảnh báo rất nhiều lần về những chiêu trò việc nhẹ lương cao nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy
Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng. Với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với nước ngoài, các vụ mua bán người được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người.
Ðáng chú ý, gần đây xuất hiện nhiều đường dây phạm tội mua bán người với cái bẫy “việc nhẹ, lương cao”, tổ chức cho nạn nhân vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp ở nước bạn, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn. Lợi dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, tội phạm mua bán người gia tăng hoạt động thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo... khiến việc phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, có tới hơn 80% số nạn nhân của tội phạm mua bán người là các đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, thế nhưng gần đây, số nạn nhân là nam giới có xu hướng gia tăng, cá biệt có những địa phương có hơn 80% số nạn nhân là nam giới, các đối tượng lừa đảo nhắm tới đối tượng là các cháu học sinh. Mục đích của các vụ phạm tội được xác định là để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hay vì mục đích vô nhân đạo khác.
Như trong năm 2022 một nam học sinh ở Yên Bái đi xe xuống Hà Nội, nhập đoàn với 4 nữ sinh. Cả 5 người hăm hở xuôi vào Nam theo chỉ dẫn của đối tượng trên mạng mà không biết bị lừa sang Campuchia. Ngày cuối cùng của năm học 2021-2022, sau khi đến trường dự lễ bế giảng, 4 học sinh gồm N.T.Q.A., D.T.M.N. (sinh năm 2008); N.T.Q.N. (sinh năm 2009) xã Cảnh Thụy và H.H.L. (sinh năm 2007) ở thôn Ninh Tiến, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã lên ôtô 5 chỗ để đi kiếm việc làm.
Sau khi phát hiện con gái không về nhà sau lễ bế giảng, gia đình chị L.T.H., mẹ cháu N.T.Q.A., đã tìm nhiều nơi, nhưng không thấy nên trình báo Công an xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng - nơi có trường cháu học.
Qua xác minh các nguồn tin khác nhau, lực lượng chức năng “Xác định các cháu có thể bị dụ dỗ đưa ra nước ngoài bán hoặc đi làm ở các quán karaoke, quán massage, bị bóc lột sức lao động, thậm chí bị xâm hại tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của các cháu, chúng tôi đã nỗ lực mọi cách để xác minh, làm rõ nhanh nhất, ngăn chặn việc các cháu bị đưa xa hơn”. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương rà soát địa bàn, cán bộ chiến sỹ công an tỉnh Bắc Giang và Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp tạm giữ chiếc xe, phát hiện có 5 cháu học sinh trên xe gồm 4 cháu gái ở Bắc Giang và một cháu trai quê ở Yên Bái.
Ngay trong ngày 1/6, tổ công tác của Công an xã Cảnh Thụy, Công an huyện Yên Dũng, di chuyển vào đến nơi, xác minh chính xác các nạn nhân. Tổ công tác đã đưa các cháu về Bắc Giang. Đến lúc này, các cháu mới sợ hãi khi biết mình quá nhẹ dạ nên bị lừa. May mắn được giải cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Các nạn nhân khi được đưa qua biên giới sẽ phải làm việc theo kiểu bị bóc lột, đánh đập, ngược đãi, thậm chí ép vi phạm pháp luật, làm gái mại dâm... Nếu người nhà, gia đình nạn nhân có liên lạc được, thì bọn chúng bắt chuộc di chuyển vào đến nơi, xác minh chính xác các nạn nhân.
Qua lời nạn nhân thì các đối tượng đánh vào mong muốn có tiền mua quần áo và phụ giúp gia đình của các cháu. Qua ứng dụng Messenger, các đối tượng lừa đảo hứa tìm việc làm cho các cháu trong miền Nam. Điều kiện là chỉ cần biết sử dụng máy tính, đánh máy thành thạo với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng, nếu làm tốt có thể cao hơn. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên gọi điện, động viên các cháu yên tâm, cứ đi theo chỉ dẫn của và không được nói cho gia đình biết.
Chiêu trò "việc nhẹ, lương cao" tiếp tục được các đối tượng triệt để lợi dụng, đưa người ra ngoài biên giới làm việc trong các sòng bạc, cơ sở game online, công ty kinh doanh trực tuyến nhằm cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến; nạn nhân bị dụ dỗ, lừa gạt chủ yếu tại địa bàn biên giới các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng...
Theo Bộ Công an, tình hình mua bán người, lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài trái phép diễn biến hết sức phức tạp. Mới đây, Công an huyện Văn Chấn phối hợp với tổ chức Phi chính phủ Rồng Xanh giải cứu 2 công dân bị lừa đi lao động ở nước ngoài với chiêu trò việc nhẹ, lương cao. Tháng 8/2023, HTLN và HTQ ở huyện Văn Chấn ra nước ngoài làm việc theo lời giới thiệu của người quen: công việc rất nhẹ nhàng, chỉ cần ngồi máy tính có thể nhận được mức lương 15 triệu đồng/tháng, được hỗ trợ làm hộ chiếu và chi phí đi lại. Thế nhưng khi sang đất bạn mới biết mình bị lừa khi các đối tượng bắt các nạn nhân hoạt động mại dâm. Do không đáp ứng được công việc nên chị N và c Q bị đánh đập và bỏ đói nhiều ngày… Rất may, hai nạn nhân đã được các lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.
Theo thống kê của Bộ Công an, trong quý I/2024, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Hoạt động đưa người Việt Nam nhập cảnh, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, cưỡng bức lao động, lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp ở một số nước Ðông Nam Á và châu Âu. Thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP) cho thấy, trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số vụ án thụ lý điều tra trong quý I/2024 là 84 vụ/223 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định có 178 nạn nhân trong các vụ án, trong đó có 114 nạn nhân nam và 64 nạn nhân nữ. |
Việc nhẹ lương cao, chiêu trò lừa đảo quen thuộc mặc dù đã được cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều, tuy nhiên, số nạn nhân sập bẫy hình thức lừa đảo này vẫn có dấu hiệu tăng cao.Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng. Với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước với nước ngoài, các vụ mua bán người được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người.
Ðáng chú ý, gần đây xuất hiện nhiều đường dây phạm tội mua bán người với cái bẫy “việc nhẹ, lương cao”, tổ chức cho nạn nhân vượt biên để ép buộc làm việc bất hợp pháp ở nước bạn, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn. Lợi dụng sự bùng nổ của mạng xã hội, tội phạm mua bán người gia tăng hoạt động thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo... khiến việc phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Trước đây, có tới hơn 80% số nạn nhân của tội phạm mua bán người là các đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, thế nhưng gần đây, số nạn nhân là nam giới có xu hướng gia tăng, cá biệt có những địa phương có hơn 80% số nạn nhân là nam giới, các đối tượng lừa đảo nhắm tới đối tượng là các cháu học sinh. Mục đích của các vụ phạm tội được xác định là để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hay vì mục đích vô nhân đạo khác.
Như trong năm 2022 một nam học sinh ở Yên Bái đi xe xuống Hà Nội, nhập đoàn với 4 nữ sinh. Cả 5 người hăm hở xuôi vào Nam theo chỉ dẫn của đối tượng trên mạng mà không biết bị lừa sang Campuchia. Ngày cuối cùng của năm học 2021-2022, sau khi đến trường dự lễ bế giảng, 4 học sinh gồm N.T.Q.A., D.T.M.N. (sinh năm 2008); N.T.Q.N. (sinh năm 2009) xã Cảnh Thụy và H.H.L. (sinh năm 2007) ở thôn Ninh Tiến, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã lên ôtô 5 chỗ để đi kiếm việc làm.
Sau khi phát hiện con gái không về nhà sau lễ bế giảng, gia đình chị L.T.H., mẹ cháu N.T.Q.A., đã tìm nhiều nơi, nhưng không thấy nên trình báo Công an xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng - nơi có trường cháu học.
Qua xác minh các nguồn tin khác nhau, lực lượng chức năng “Xác định các cháu có thể bị dụ dỗ đưa ra nước ngoài bán hoặc đi làm ở các quán karaoke, quán massage, bị bóc lột sức lao động, thậm chí bị xâm hại tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của các cháu, chúng tôi đã nỗ lực mọi cách để xác minh, làm rõ nhanh nhất, ngăn chặn việc các cháu bị đưa xa hơn”. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khẩn trương rà soát địa bàn, cán bộ chiến sỹ công an tỉnh Bắc Giang và Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp tạm giữ chiếc xe, phát hiện có 5 cháu học sinh trên xe gồm 4 cháu gái ở Bắc Giang và một cháu trai quê ở Yên Bái.
Ngay trong ngày 1/6, tổ công tác của Công an xã Cảnh Thụy, Công an huyện Yên Dũng, di chuyển vào đến nơi, xác minh chính xác các nạn nhân. Tổ công tác đã đưa các cháu về Bắc Giang. Đến lúc này, các cháu mới sợ hãi khi biết mình quá nhẹ dạ nên bị lừa. May mắn được giải cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Các nạn nhân khi được đưa qua biên giới sẽ phải làm việc theo kiểu bị bóc lột, đánh đập, ngược đãi, thậm chí ép vi phạm pháp luật, làm gái mại dâm... Nếu người nhà, gia đình nạn nhân có liên lạc được, thì bọn chúng bắt chuộc di chuyển vào đến nơi, xác minh chính xác các nạn nhân.
Qua lời nạn nhân thì các đối tượng đánh vào mong muốn có tiền mua quần áo và phụ giúp gia đình của các cháu. Qua ứng dụng Messenger, các đối tượng lừa đảo hứa tìm việc làm cho các cháu trong miền Nam. Điều kiện là chỉ cần biết sử dụng máy tính, đánh máy thành thạo với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng, nếu làm tốt có thể cao hơn. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên gọi điện, động viên các cháu yên tâm, cứ đi theo chỉ dẫn của và không được nói cho gia đình biết.
Chiêu trò "việc nhẹ, lương cao" tiếp tục được các đối tượng triệt để lợi dụng, đưa người ra ngoài biên giới làm việc trong các sòng bạc, cơ sở game online, công ty kinh doanh trực tuyến nhằm cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến; nạn nhân bị dụ dỗ, lừa gạt chủ yếu tại địa bàn biên giới các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng...
Theo Bộ Công an, tình hình mua bán người, lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài trái phép diễn biến hết sức phức tạp. Mới đây, Công an huyện Văn Chấn phối hợp với tổ chức Phi chính phủ Rồng Xanh giải cứu 2 công dân bị lừa đi lao động ở nước ngoài với chiêu trò việc nhẹ, lương cao. Tháng 8/2023, HTLN và HTQ ở huyện Văn Chấn ra nước ngoài làm việc theo lời giới thiệu của người quen: công việc rất nhẹ nhàng, chỉ cần ngồi máy tính có thể nhận được mức lương 15 triệu đồng/tháng, được hỗ trợ làm hộ chiếu và chi phí đi lại. Thế nhưng khi sang đất bạn mới biết mình bị lừa khi các đối tượng bắt các nạn nhân hoạt động mại dâm. Do không đáp ứng được công việc nên chị N và c Q bị đánh đập và bỏ đói nhiều ngày… Rất may, hai nạn nhân đã được các lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.
Theo thống kê của Bộ Công an, trong quý I/2024, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Hoạt động đưa người Việt Nam nhập cảnh, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, cưỡng bức lao động, lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp ở một số nước Ðông Nam Á và châu Âu. Thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138/CP) cho thấy, trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số vụ án thụ lý điều tra trong quý I/2024 là 84 vụ/223 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định có 178 nạn nhân trong các vụ án, trong đó có 114 nạn nhân nam và 64 nạn nhân nữ.