Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân.
Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là cầu nối và là phương tiện để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số như huyện Trạm Tấu.
Ông Vũ Xuân Đặng - Trưởng phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu cho biết: Nội dung PBGDPL ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là người DTTS trên địa bàn, cùng với phổ biến các quy định của pháp luật ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến đã chú trọng thông tin, phổ biến những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh những hình thức PBGDPL truyền thống đã sáng tạo, áp dụng nhiều mô hình PBGDPL hay, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể, góp phần phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; kinh phí và trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền PBGDPL, trợ giúp pháp lý còn thiếu thốn.
Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc còn chưa đầy đủ về công tác tuyên truyền, PBGDPL nên trong việc phối hợp, thực hiện các hội nghị, các buổi truyền thông trợ giúp pháp lý cử không đúng đối tượng tham gia, các đối tượng khi về gia đình không truyền đạt lại những nội dung các buổi tuyên truyền cho người thân trong gia đình, điều này làm giảm tính hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền, PBGDPL.
"Hình thức và nội dung tuyên truyền đã được đổi mới, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền soạn thảo bằng tiếng Việt, nhiều ngôn ngữ chuyên ngành, trong khi đại bộ phận người dân trên địa bàn là người DTTS, trình độ dân trí, khả năng nắm bắt, tiếp cận các nội dung còn chậm” - Trưởng phòng Tư pháp huyện Vũ Xuân Đặng chia sẻ.
Được biết, từ năm 2019 đến nay, để triển khai thực hiện có hiệu quả và kịp thời công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng, ban hành 114 văn bản, trong đó 27 quyết định; 51 kế hoạch và 36 công văn; tổ chức 1.693 buổi phổ biến, tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước pháp luật với hơn 125.200 lượt cán bộ và người dân tham dự.
Huyện cũng đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, kiến thức pháp luật cho hơn 600 lượt học viên là già làng, người có uy tín, trưởng thôn, bí thư, phó bí thư chi bộ và các cán bộ đoàn thể ở các thôn, bản trên địa bàn.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới, theo lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL, truyền thông về trợ giúp pháp lý, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn.
Đồng thời, gắn hoạt động PBGDPL với hướng dẫn và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; duy trì hình thức tuyên truyền, PBGDPL trên sóng truyền thanh huyện, hệ thống truyền thanh xã, thị trấn, chuyên mục PBGDPL trên Trang thông tin điện tử của huyện và các phương tiện thông tin đại chúng khác; đồng thời, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ pháp luật hiệu quả.
"Nội dung tuyên truyền phải gần gũi, thiết thực, có liên quan mật thiết với đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn nội dung thực hiện tuyên truyền, phổ biến vừa mang tính định hướng vừa mang tính thực tiễn ở địa phương như: thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tranh chấp đất đai; giải phóng mặt bằng; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; xuất cảnh trái phép; phòng, chống ma túy; quản lý và bảo vệ rừng” - Trưởng phòng Tư pháp huyện Vũ Xuân Đặng nhấn mạnh.
Đồng thời, lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện cũng cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực xã hội và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL; tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL ở cơ sở.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp.Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là cầu nối và là phương tiện để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số như huyện Trạm Tấu.
Ông Vũ Xuân Đặng - Trưởng phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu cho biết: Nội dung PBGDPL ngày càng bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là người DTTS trên địa bàn, cùng với phổ biến các quy định của pháp luật ngay từ khâu soạn thảo, lấy ý kiến đã chú trọng thông tin, phổ biến những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh những hình thức PBGDPL truyền thống đã sáng tạo, áp dụng nhiều mô hình PBGDPL hay, hiệu quả phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể, góp phần phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; kinh phí và trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền PBGDPL, trợ giúp pháp lý còn thiếu thốn.
Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc còn chưa đầy đủ về công tác tuyên truyền, PBGDPL nên trong việc phối hợp, thực hiện các hội nghị, các buổi truyền thông trợ giúp pháp lý cử không đúng đối tượng tham gia, các đối tượng khi về gia đình không truyền đạt lại những nội dung các buổi tuyên truyền cho người thân trong gia đình, điều này làm giảm tính hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền, PBGDPL.
"Hình thức và nội dung tuyên truyền đã được đổi mới, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền soạn thảo bằng tiếng Việt, nhiều ngôn ngữ chuyên ngành, trong khi đại bộ phận người dân trên địa bàn là người DTTS, trình độ dân trí, khả năng nắm bắt, tiếp cận các nội dung còn chậm” - Trưởng phòng Tư pháp huyện Vũ Xuân Đặng chia sẻ.
Được biết, từ năm 2019 đến nay, để triển khai thực hiện có hiệu quả và kịp thời công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng, ban hành 114 văn bản, trong đó 27 quyết định; 51 kế hoạch và 36 công văn; tổ chức 1.693 buổi phổ biến, tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước pháp luật với hơn 125.200 lượt cán bộ và người dân tham dự.
Huyện cũng đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL, kiến thức pháp luật cho hơn 600 lượt học viên là già làng, người có uy tín, trưởng thôn, bí thư, phó bí thư chi bộ và các cán bộ đoàn thể ở các thôn, bản trên địa bàn.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới, theo lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL, truyền thông về trợ giúp pháp lý, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn.
Đồng thời, gắn hoạt động PBGDPL với hướng dẫn và vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; duy trì hình thức tuyên truyền, PBGDPL trên sóng truyền thanh huyện, hệ thống truyền thanh xã, thị trấn, chuyên mục PBGDPL trên Trang thông tin điện tử của huyện và các phương tiện thông tin đại chúng khác; đồng thời, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ pháp luật hiệu quả.
"Nội dung tuyên truyền phải gần gũi, thiết thực, có liên quan mật thiết với đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn nội dung thực hiện tuyên truyền, phổ biến vừa mang tính định hướng vừa mang tính thực tiễn ở địa phương như: thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; tranh chấp đất đai; giải phóng mặt bằng; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; xuất cảnh trái phép; phòng, chống ma túy; quản lý và bảo vệ rừng” - Trưởng phòng Tư pháp huyện Vũ Xuân Đặng nhấn mạnh.
Đồng thời, lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện cũng cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực xã hội và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL; tăng cường tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL ở cơ sở.