Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện các biện pháp ngòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người

17/10/2024 09:27:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành quán triệt tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh, học viên Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030; triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 114/KH-SGDĐT ngày 25/5/2021 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 132/KH-BCĐ ngày 24/5/2021 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” ngày 30/7 hằng năm.

Tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh

Nhằm ngăn chặn, phát hiện sớm các hành vi có liên quan tới tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mua bán người, Sở GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quan hệ, tiếp xúc làm việc với người nước ngoài tại Việt Nam và đi công tác, tham quan du lịch ở nước ngoài; thực hiện quản lý chặt chẽ đoàn ra đoàn vào.

Trong 06 tháng đầu năm 2024 không có trường hợp vi phạm các quy định về tiếp xúc với người nước ngoài, cán bộ công chức, viên chức, người lao động luôn có ý thức đề cao cảnh giác trong công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán người. Hiện nay công tác quản lý hộ chiếu công vụ, việc sử dụng, quản lý Hộ chiếu công vụ được Sở GD&ĐT thực hiện theo đúng quy định. Phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý các đoàn giáo viên, học sinh ra nước ngoài công tác, học tập, các chương trình học bổng do nước ngoài tài trợ, các đoàn khách quốc tế, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào làm việc tại các đơn vị trong ngành Giáo dục, 100% các đoàn ra, vào đều chấp hành đúng các quy định. Phối hợp thẩm định các dự án của các tổ chức xin phép đầu tư trên lĩnh vực giáo dục, từ chối, không tiếp nhận các dự án có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền đã được các đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đặc thù từng đơn vị, địa phương và đối tượng cụ thể như: tuyên truyền thông qua các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, bảng tin pháp luật, các buổi họp hội đồng sư phạm, tích hợp giảng dạy trong một số môn học (giáo dục công dân, sinh học, quốc phòng, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp…) tuyên truyền qua Website của Sở, của đơn vị; qua các diễn đàn; qua các trang mạng xã hội, qua các nhóm lớp trên facebook, zalo, tuyên truyền thông qua bản tin của ngành, tổ chức treo băng rôn, pano, áp phích với các khẩu hiệu truyền thông hưởng ứng...

100% các đơn vị đã thực hiện tốt việc tuyên truyền phổ biến nội dung công ước, nghị định thư và pháp luật của Việt Nam có liên quan; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng chống tội phạm, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán người, ma túy, bạo lực học đường. 100% các đơn vị đã tuyên truyền nguy cơ, tác hại của nạn mua bán người đến toàn thể giáo viên, học sinh, học viên, qua đó nâng cao nhận thức cảnh giác, phòng, chống mua bán người góp phần làm giảm nguy cơ, đẩy lùi tội phạm mua bán người. Phát động phong trào tố giác mua bán người, xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người của nhà trường.

Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản Chỉ đạo, Kế hoạch của UBND tỉnh Yên Bái; Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và cấp trên về công tác phòng, chống các loại tội phạm; phòng chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tập trung giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như công an, lực lượng an ninh trong việc tuyên truyền kiểm soát, trấn áp tội phạm liên quan đến ngành. Thực hiện các biện pháp ngòng ngừa, đấu tranh kiên quyết không để xảy ra các vụ bạo lực học đường, các tội phạm nguy hiểm, nghiêm trọng.

Tăng cường xây dựng củng cố nhân rộng các mô hình “Trường học tự quản về an ninh trật tự” đảm bảo an ninh, an toàn trong các đơn vị trường học. Tổ chức dạy học giáo dục pháp luật tại các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đảm bảo hiệu quả của tính liên thông giữa các khối lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục trực thuộc trong toàn tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh, học viên về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm, mua bán người, tội phạm giết người, tội phạm công nghệ cao…

Tiếp tục phối hợp với ngành Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng, chống mua bán người cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục được phân công thực hiện công tác này, đồng thời cung cấp tài liệu, có sự hỗ trợ nguồn kinh phí cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Ban Biên tập