Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng cần hướng tới, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các đối tượng này. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra sự quan tâm của mọi đối tượng đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, các đối tượng được phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, qua đó gia tăng sự hiểu biết về pháp luật; đồng thời, giúp cho họ nhận thức được những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng pháp luật một cách hữu hiệu trong cuộc sống.
Phổ biến, giáo dục pháp luật còn có vai trò quan trọng nữa là tạo được niềm tin vào pháp luật. Khi đã có niềm tin, các đối tượng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình theo đúng các quy định của pháp luật. Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi vi phạm, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.
Có nhiều hình thức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là: phổ biến giáo dục pháp luật thông qua họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích; đăng tải trên Công báo; đăng tải trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tủ sách pháp luật, v.v… Đây chính là các hình thức mà các cơ quan nhà nước hiện nay thường áp dụng thực hiện.
Tuy nhiên, cần chú trọng đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước, của từng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân (gọi chung là cán bộ, công chức). Tại khoản 2 Điều 34 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức “chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ”.
Đây là hình thức phổ biến, giáo dục giản đơn nhưng thiết thực, gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực thi pháp luật của từng cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, mang lại hiệu quả cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội.
Có thể nói cán bộ, công chứclà những tấm gương đi đầu trong thực hiện pháp luật nhằm “biến” những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế. Phổ biến, giáo dục pháp luật không những nhằm truyền bá các quy định của pháp mà quan trọng hơn là “truyền tải” ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Chính vì vậy, các hoạt động tích cực của các chủ thể trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong phổ biến và giáo dục pháp luật hiện nay. Vì đó là những minh chứng sinh động về việc “nói và làm theo Hiến pháp và pháp luật”. Một khi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi công vụ một cách công bằng, đúng pháp luật, phù hợp với nguyện vọng của người dân và xã hội thì sẽ khích lệ người dân tự giác tìm hiểu và chấp hành pháp luật do nhà nước ban hành. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức tùy tiện trong việc thực thi pháp luật sẽ làm cho người dân không tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật, từ đó xem thường và không có ý thức tìm hiểu pháp luật, thậm chí không chấp hành pháp luật. Vậy, để kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ, cần đặt ra yêu cầu gì?
Tại khoản 5 Điều 11 Luật phổ biến giáo dục, pháp luật có quy định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật “thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở”, tức là thông qua hoạt động công vụ mà truyền bá cho đối tượng được phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết, niềm tin pháp luật cho các đối tượng, qua đó hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi cơ quan nhà nước phải thường xuyên bồi dưỡng, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; quán triệt ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ hoặc giải quyết công việc cho công dân, tổ chức.
Đối với cán bộ, công chức, hơn ai hết phải có trách nhiệm tích cực tìm hiểu học tập pháp luật, đồng thời gương mẫu trong thực thi và chấp hành pháp luật, không tùy tiện trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, cán bộ, công chức với vai trò là người trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật còn cần phải tận tụy với công việc, luôn tận tình phục vụ cho mọi đối tượng, không quản ngại đối với những vấn đề mới phát sinh; bản thân luôn phải cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên; tích luỹ kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Bên cạnh đó, còn phải biết lắng nghe sự phản hồi của đối tượng được phổ biến pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ để cảm nhận, thấu hiểu, phản hồi một cách tích cực,hoặc qua đó giúp cơ quan, đơn vị mình tổng hợp những nội dung chưa phù hợp của pháp luật để đề xuất cơquan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện pháp luật có liên quan.
Trong xu thế Chính phủ đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hành động, kiến tạo và phục vụ thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ chính là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậthiệu quả bằng hành động. Hình thức phổ biến, giáo dục này chắc chắcsẽ mang ý nghĩa và có sức lan tỏa lớn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như trong công cuộc đổi mới, cải cách hành chính hiện nay. Vì vậy thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước cần quan tâm quán triệt và mỗi cán bộ, công chức cần tự giác và làm tốt trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luậtcủa mình đối với người dân, đất nước.
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng cần hướng tới, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của các đối tượng này. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra sự quan tâm của mọi đối tượng đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, các đối tượng được phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật, qua đó gia tăng sự hiểu biết về pháp luật; đồng thời, giúp cho họ nhận thức được những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng pháp luật một cách hữu hiệu trong cuộc sống.Phổ biến, giáo dục pháp luật còn có vai trò quan trọng nữa là tạo được niềm tin vào pháp luật. Khi đã có niềm tin, các đối tượng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình theo đúng các quy định của pháp luật. Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi vi phạm, đi ngược lại với các quy định của pháp luật.
Có nhiều hình thức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là: phổ biến giáo dục pháp luật thông qua họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích; đăng tải trên Công báo; đăng tải trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tủ sách pháp luật, v.v… Đây chính là các hình thức mà các cơ quan nhà nước hiện nay thường áp dụng thực hiện.
Tuy nhiên, cần chú trọng đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước, của từng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân (gọi chung là cán bộ, công chức). Tại khoản 2 Điều 34 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức “chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ”.
Đây là hình thức phổ biến, giáo dục giản đơn nhưng thiết thực, gắn với quá trình thực hiện nhiệm vụ, thực thi pháp luật của từng cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, mang lại hiệu quả cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội.
Có thể nói cán bộ, công chứclà những tấm gương đi đầu trong thực hiện pháp luật nhằm “biến” những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế. Phổ biến, giáo dục pháp luật không những nhằm truyền bá các quy định của pháp mà quan trọng hơn là “truyền tải” ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Chính vì vậy, các hoạt động tích cực của các chủ thể trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong phổ biến và giáo dục pháp luật hiện nay. Vì đó là những minh chứng sinh động về việc “nói và làm theo Hiến pháp và pháp luật”. Một khi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi công vụ một cách công bằng, đúng pháp luật, phù hợp với nguyện vọng của người dân và xã hội thì sẽ khích lệ người dân tự giác tìm hiểu và chấp hành pháp luật do nhà nước ban hành. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức tùy tiện trong việc thực thi pháp luật sẽ làm cho người dân không tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật, từ đó xem thường và không có ý thức tìm hiểu pháp luật, thậm chí không chấp hành pháp luật. Vậy, để kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ, cần đặt ra yêu cầu gì?
Tại khoản 5 Điều 11 Luật phổ biến giáo dục, pháp luật có quy định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật “thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở”, tức là thông qua hoạt động công vụ mà truyền bá cho đối tượng được phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết, niềm tin pháp luật cho các đối tượng, qua đó hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi cơ quan nhà nước phải thường xuyên bồi dưỡng, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; quán triệt ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ hoặc giải quyết công việc cho công dân, tổ chức.
Đối với cán bộ, công chức, hơn ai hết phải có trách nhiệm tích cực tìm hiểu học tập pháp luật, đồng thời gương mẫu trong thực thi và chấp hành pháp luật, không tùy tiện trong thực hiện pháp luật. Ngoài ra, cán bộ, công chức với vai trò là người trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật còn cần phải tận tụy với công việc, luôn tận tình phục vụ cho mọi đối tượng, không quản ngại đối với những vấn đề mới phát sinh; bản thân luôn phải cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên; tích luỹ kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Bên cạnh đó, còn phải biết lắng nghe sự phản hồi của đối tượng được phổ biến pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ để cảm nhận, thấu hiểu, phản hồi một cách tích cực,hoặc qua đó giúp cơ quan, đơn vị mình tổng hợp những nội dung chưa phù hợp của pháp luật để đề xuất cơquan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện pháp luật có liên quan.
Trong xu thế Chính phủ đẩy mạnh xây dựng nền hành chính hành động, kiến tạo và phục vụ thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ chính là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậthiệu quả bằng hành động. Hình thức phổ biến, giáo dục này chắc chắcsẽ mang ý nghĩa và có sức lan tỏa lớn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như trong công cuộc đổi mới, cải cách hành chính hiện nay. Vì vậy thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước cần quan tâm quán triệt và mỗi cán bộ, công chức cần tự giác và làm tốt trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luậtcủa mình đối với người dân, đất nước.
Theo Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp