CTTĐT - Hiện nay, 100% các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố đã có mạng LAN và kết nối mạng Internet tốc độ cao ADSL, FTTH; tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tại các sở, ban, ngành ước đạt 94%, tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tại các huyện, thị xã, thành phố đạt 87%.
Cán bộ xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc (ảnh minh họa)
Đối với UBND các xã, phường, thị trấn cũng đạt trung bình 6-7 máy tính/UBND, số xã, phường, thị trấn được kết nối Internet chiếm tỷ lệ 100% bằng ADSL, FTTH, 3G. Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính có cấu hình thấp, cũ và thường xuyên trục trặc chiếm 20% (do đã được đầu tư từ lâu). Hiện nay tỉnh chưa có Trung tâm tích hợp đữ liệu (data center) của tỉnh. Hệ thống máy chủ hiện tại đang phải thuê chỗ đặt của nhà cung cấp dịch vụ VDC.
Theo số liệu thống kê, số cán bộ chuyên trách về CNTT tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh hiện tại có 48 người, cấp tỉnh 31 người đạt 65%; cấp huyện 17 người đạt 35%. Trong đó trình độ trên đại học 02 người, Đại học là 31 người, dưới đại học là 15 người. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin ở cấp huyện còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn; Ban chỉ đạo công nghệ thông tin các huyện, thị xã, thành phố chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao; việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT chưa theo kịp yêu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng; các cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT do đó gặp nhiều khó khăn khi triển khai phát triển ứng dụng CNTTT tại ngành, đơn vị; chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, hiện nay số cán bộ công chức cấp tỉnh sử dụng máy vi tính và khai thác mạng Internet phục vụ công việc chuyên môn đạt tỷ lệ 95%; cấp huyện đạt tỷ lệ 88%; cấp xã đạt tỷ lệ 50%. Việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, truy cập internet tìm kiếm, khai thác thông tin, vận hành, sử dụng, ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, đơn vị đã dần trở thành thói quen và đã mang lại hiệu cao trong công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ,công chức đã sử dụng hệ thống thư điện tử gửi và nhận văn bản điện tử.
Hiện nay, UBND Thành phố Yên Bái và UBND huyện Văn Yên đã triển khai phần mềm một cửa điện tử, dự kiến năm 2017 sẽ tiếp tục triển khai tại UBND huyện Văn Chấn. Đối với cấp sở, ban, ngành mới chỉ đưa vào sử dụng tại bộ phận một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông.
Đến hết năm 2016 đạt tỷ lệ 100% các sở, ngành; 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố sử dụng phần mềm quản lý công văn, điều hành trực tuyến phục vụ công tác, trong đó có UBND thành phố Yên Bái và 3 huyện đã và đang triển khai tới cấp xã như huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên và huyện Lục Yên, qua đó hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý và điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc gửi nhận liên thông văn bản đã được tiến hành thử nghiệm liên thông cả 4 cấp trên địa bàn huyện Văn Yên (Trung ương - UBND tỉnh - UBND huyện - UBND xã). Trong giai đoạn tới, sẽ triển khai cài đặt, đưa vào sử dụng kết nối liên thông tới 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã.
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh được đầu tư triển khai tại 4 điểm cầu (Ủy ban nhân dân tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Lục Yên, huyện Mù Cang Chải), bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian, chí phí đi lại, lưu trú. Hiện nay đang tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án.
100% các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đều sử dụng phần mềm kế toán phục vụ công tác tài chính - kế toán ở đơn vị. Các phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai hiệu quả tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Nội vụ, ...
Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã được nâng cấp gồm 1 cổng chính, 38 trang thành viên của các cơ quan sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố đã được xây dựng và đưa vào khai thác hoạt động, đồng thời liên kết đến một số trang của các tổ chức chính trị - xã hội khác của tỉnh. Trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin thành viên hiện cung cấp khoảng 2.485 thủ tục hành chính mức độ 1,2; 22 dịch vụ công ở mức độ 3. Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã đáp ứng đầy đủ các nội dung cần thiết được quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ, đồng thời từ năm 2014 trở lại đây mỗi năm UBND tỉnh đều chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức từ 5 đến 8 buổi đối thoại trực tuyến trên cổng Thông tin điện tử tỉnh.
Cổng dịch vụ hành chỉnh công (http://dvc.yenbai.gov.vn): Đã được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Trên cổng dịch vụ hành chính công hiện tại đang cung cấp 10 dịch vụ công mức 3 cấp tỉnh với tổng sô 38 thủ tục cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông: 14 thủ tục; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch: 14 thủ tục; Sở Giáo đục và Đào tạo: 01 thủ tục; Sở Công thương (http://dvc.sctyenbai.gov.vn): 09 thủ tục); 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục được cung cấp ở mức độ 3 đối với cấp huyện (UBND huyện Văn Yên: 257 thủ tục). Cấp xã chưa triển khai xây dựng. Ngoài ra việc triển khai dịch vụ công mức 3 của 02 ngành Giao thông vận tải và Kế hoạch và Đầu tư được chuyển sang triển khai theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
Được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nội vụ đã phối hợp với Viện KHTC nhà nước tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ tiếp nhận giao phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và đã triển khai các đơn vị trong tỉnh thực hiện nhập dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên đến nay việc thực hiện nhập dự liệu của các cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu theo tiến độ kế hoạch.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, 100% các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố đã có mạng LAN và kết nối mạng Internet tốc độ cao ADSL, FTTH; tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tại các sở, ban, ngành ước đạt 94%, tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tại các huyện, thị xã, thành phố đạt 87%. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn cũng đạt trung bình 6-7 máy tính/UBND, số xã, phường, thị trấn được kết nối Internet chiếm tỷ lệ 100% bằng ADSL, FTTH, 3G. Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính có cấu hình thấp, cũ và thường xuyên trục trặc chiếm 20% (do đã được đầu tư từ lâu). Hiện nay tỉnh chưa có Trung tâm tích hợp đữ liệu (data center) của tỉnh. Hệ thống máy chủ hiện tại đang phải thuê chỗ đặt của nhà cung cấp dịch vụ VDC.
Theo số liệu thống kê, số cán bộ chuyên trách về CNTT tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh hiện tại có 48 người, cấp tỉnh 31 người đạt 65%; cấp huyện 17 người đạt 35%. Trong đó trình độ trên đại học 02 người, Đại học là 31 người, dưới đại học là 15 người. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin ở cấp huyện còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn; Ban chỉ đạo công nghệ thông tin các huyện, thị xã, thành phố chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao; việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT chưa theo kịp yêu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng; các cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT do đó gặp nhiều khó khăn khi triển khai phát triển ứng dụng CNTTT tại ngành, đơn vị; chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, hiện nay số cán bộ công chức cấp tỉnh sử dụng máy vi tính và khai thác mạng Internet phục vụ công việc chuyên môn đạt tỷ lệ 95%; cấp huyện đạt tỷ lệ 88%; cấp xã đạt tỷ lệ 50%. Việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, truy cập internet tìm kiếm, khai thác thông tin, vận hành, sử dụng, ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan, đơn vị đã dần trở thành thói quen và đã mang lại hiệu cao trong công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ,công chức đã sử dụng hệ thống thư điện tử gửi và nhận văn bản điện tử.
Hiện nay, UBND Thành phố Yên Bái và UBND huyện Văn Yên đã triển khai phần mềm một cửa điện tử, dự kiến năm 2017 sẽ tiếp tục triển khai tại UBND huyện Văn Chấn. Đối với cấp sở, ban, ngành mới chỉ đưa vào sử dụng tại bộ phận một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông.
Đến hết năm 2016 đạt tỷ lệ 100% các sở, ngành; 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố sử dụng phần mềm quản lý công văn, điều hành trực tuyến phục vụ công tác, trong đó có UBND thành phố Yên Bái và 3 huyện đã và đang triển khai tới cấp xã như huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên và huyện Lục Yên, qua đó hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý và điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc gửi nhận liên thông văn bản đã được tiến hành thử nghiệm liên thông cả 4 cấp trên địa bàn huyện Văn Yên (Trung ương - UBND tỉnh - UBND huyện - UBND xã). Trong giai đoạn tới, sẽ triển khai cài đặt, đưa vào sử dụng kết nối liên thông tới 100% các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã.
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh được đầu tư triển khai tại 4 điểm cầu (Ủy ban nhân dân tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Lục Yên, huyện Mù Cang Chải), bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian, chí phí đi lại, lưu trú. Hiện nay đang tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án.
100% các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đều sử dụng phần mềm kế toán phục vụ công tác tài chính - kế toán ở đơn vị. Các phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai hiệu quả tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Nội vụ, ...
Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã được nâng cấp gồm 1 cổng chính, 38 trang thành viên của các cơ quan sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố đã được xây dựng và đưa vào khai thác hoạt động, đồng thời liên kết đến một số trang của các tổ chức chính trị - xã hội khác của tỉnh. Trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin thành viên hiện cung cấp khoảng 2.485 thủ tục hành chính mức độ 1,2; 22 dịch vụ công ở mức độ 3. Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã đáp ứng đầy đủ các nội dung cần thiết được quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ, đồng thời từ năm 2014 trở lại đây mỗi năm UBND tỉnh đều chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức từ 5 đến 8 buổi đối thoại trực tuyến trên cổng Thông tin điện tử tỉnh.
Cổng dịch vụ hành chỉnh công (http://dvc.yenbai.gov.vn): Đã được tích hợp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Trên cổng dịch vụ hành chính công hiện tại đang cung cấp 10 dịch vụ công mức 3 cấp tỉnh với tổng sô 38 thủ tục cấp tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông: 14 thủ tục; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch: 14 thủ tục; Sở Giáo đục và Đào tạo: 01 thủ tục; Sở Công thương (http://dvc.sctyenbai.gov.vn): 09 thủ tục); 12 lĩnh vực với tổng số 257 thủ tục được cung cấp ở mức độ 3 đối với cấp huyện (UBND huyện Văn Yên: 257 thủ tục). Cấp xã chưa triển khai xây dựng. Ngoài ra việc triển khai dịch vụ công mức 3 của 02 ngành Giao thông vận tải và Kế hoạch và Đầu tư được chuyển sang triển khai theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
Được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Nội vụ đã phối hợp với Viện KHTC nhà nước tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ tiếp nhận giao phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và đã triển khai các đơn vị trong tỉnh thực hiện nhập dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên đến nay việc thực hiện nhập dự liệu của các cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu theo tiến độ kế hoạch.
Các bài khác
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
- Yên Bái trồng 7.120 ha rừng trong Quý 1/2017
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả thị trường
- Quy định hoạt động đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
- Công tác dân vận quý I/2017 được thực hiện hiệu quả
- Những chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN có hiệu lực từ 01/3
- Những quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực từ tháng 4/2017
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- Quy định mới về chế độ lương và chế độ phụ cấp của công nhân, viên chức quốc phòng
- Hướng dẫn xác định những hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực tài chính