Sau 3 năm triển khai, thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016” trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thực hiện đã bám sát nội dung Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa bàn, với nhiều cách làm hiệu quả.
Qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.Để thực hiện hiệu quả Đề án, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 149/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2016”.
Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức các hoạt động PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về các lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai; phòng chống ma túy và trật tự an toàn giao thông tại một số địa bàn trọng điểm trong tỉnh.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện gồm: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
Theo đó, Sở Tư pháp được giao là cơ quan chủ trì Đề án đã phối hợp với Công an tỉnh xác định địa bàn trọng điểm gồm: xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái), xã Mông Sơn (Yên Bình), xã Tú Lệ (Văn Chấn) để PBGDPL.
Các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tập trung tổ chức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với từng địa bàn như: tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật cho 165 lượt hòa giải viên các xã trọng điểm; phát hành các loại tài liệu như: Bản tin Tư pháp, hỏi đáp pháp luật, đề cương văn bản pháp luật mới ban hành và bổ sung đầu sách pháp luật cho tủ sách pháp luật; phối hợp với phòng tư pháp các huyện Yên Bình, Văn Chấn và thành phố Yên Bái tổ chức tuyên truyền pháp luật nhân Tháng cao điểm về phòng chống ma túy, Tháng cao điểm về an toàn giao thông…
Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các xã thuộc địa bàn trọng điểm; đồng thời, thành lập đội văn nghệ xung kích xuống cơ sở biểu diễn phục vụ nhân dân kết hợp lồng ghép tuyên truyền tác hại của ma túy, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Hướng dẫn và triển khai các hoạt động PBGDPL cho các đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị phạt tù hưởng án treo; đối tượng được đặc xá…
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công thực hiện Đề án thường xuyên phối hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp, hội đồng xét xử và chính quyền cơ sở lựa chọn những vụ án điểm để xét xử lưu động, nhất là các phiên tòa xét xử có tính chất phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.
Qua đó, góp phần tuyên truyền, PBGDPL cho hàng ngàn lượt người tham dự, nâng cao nhận thức của nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật, từ đó, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật. Hội Cựu chiến binh đã tiến hành rà soát, kịp thời bổ sung lực lượng cán bộ Hội các cấp tham gia công tác PBGDPL.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 290 cán bộ hội viên các cấp tham gia công tác PBGDPL. Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tăng cường việc công khai, phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng; duy trì, phát huy hiệu quả hàng trăm hòm thư tố giác tội phạm liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi của Đề án.
Củng cố, kiện toàn và duy trì các mô hình bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở trong phối hợp tuyên truyền, PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về vi phạm pháp luật như: “Dân vận khéo”; nhóm liên gia tự quản; ban bảo vệ dân phố, tổ hòa giải..., góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT trên địa bàn.
Sau 3 năm thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016” đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của nhân dân, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT.
Thời gian tới, Đề án sẽ tiếp tục được triển khai, nhân rộng, tạo chuyển biến tích cực tại địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.
(Theo Báo Yên Bái)
Theo Báo Yên Bái
Sau 3 năm triển khai, thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016” trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thực hiện đã bám sát nội dung Đề án, xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa bàn, với nhiều cách làm hiệu quả. Qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.Để thực hiện hiệu quả Đề án, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 149/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2016”.
Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức các hoạt động PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về các lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai; phòng chống ma túy và trật tự an toàn giao thông tại một số địa bàn trọng điểm trong tỉnh.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện gồm: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
Theo đó, Sở Tư pháp được giao là cơ quan chủ trì Đề án đã phối hợp với Công an tỉnh xác định địa bàn trọng điểm gồm: xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái), xã Mông Sơn (Yên Bình), xã Tú Lệ (Văn Chấn) để PBGDPL.
Các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tập trung tổ chức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với từng địa bàn như: tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật cho 165 lượt hòa giải viên các xã trọng điểm; phát hành các loại tài liệu như: Bản tin Tư pháp, hỏi đáp pháp luật, đề cương văn bản pháp luật mới ban hành và bổ sung đầu sách pháp luật cho tủ sách pháp luật; phối hợp với phòng tư pháp các huyện Yên Bình, Văn Chấn và thành phố Yên Bái tổ chức tuyên truyền pháp luật nhân Tháng cao điểm về phòng chống ma túy, Tháng cao điểm về an toàn giao thông…
Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các xã thuộc địa bàn trọng điểm; đồng thời, thành lập đội văn nghệ xung kích xuống cơ sở biểu diễn phục vụ nhân dân kết hợp lồng ghép tuyên truyền tác hại của ma túy, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Hướng dẫn và triển khai các hoạt động PBGDPL cho các đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị phạt tù hưởng án treo; đối tượng được đặc xá…
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công thực hiện Đề án thường xuyên phối hợp chặt chẽ với tòa án nhân dân các cấp, hội đồng xét xử và chính quyền cơ sở lựa chọn những vụ án điểm để xét xử lưu động, nhất là các phiên tòa xét xử có tính chất phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.
Qua đó, góp phần tuyên truyền, PBGDPL cho hàng ngàn lượt người tham dự, nâng cao nhận thức của nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật, từ đó, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật. Hội Cựu chiến binh đã tiến hành rà soát, kịp thời bổ sung lực lượng cán bộ Hội các cấp tham gia công tác PBGDPL.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 290 cán bộ hội viên các cấp tham gia công tác PBGDPL. Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tăng cường việc công khai, phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng; duy trì, phát huy hiệu quả hàng trăm hòm thư tố giác tội phạm liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi của Đề án.
Củng cố, kiện toàn và duy trì các mô hình bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở trong phối hợp tuyên truyền, PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về vi phạm pháp luật như: “Dân vận khéo”; nhóm liên gia tự quản; ban bảo vệ dân phố, tổ hòa giải..., góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm ANTT trên địa bàn.
Sau 3 năm thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016” đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của nhân dân, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT.
Thời gian tới, Đề án sẽ tiếp tục được triển khai, nhân rộng, tạo chuyển biến tích cực tại địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.
(Theo Báo Yên Bái)