Toàn tỉnh có trên 16 ngàn người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Sở Tư pháp (người đứng giữa) trao đổi với cán bộ Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở.
Yên Bái có trên 30 dân tộc anh em, trong đó trên 56% là đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu ở 81 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước hiện có trên 80% đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ, tuyên truyền PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự nhiệt tình, tích cực của cán bộ chuyên môn, những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho nhân dân, ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Năm 2016, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp tỉnh đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 15 về thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016; Kế hoạch số 45 về tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch số 14 tổ chức tuyên truyền pháp luật tại các xã thuộc địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và kế hoạch tổ chức triển khai "Ngày pháp luật Việt Nam" năm 2016 và tổ chức các đợt tuyên truyền điểm ở cơ sở...
Đặc biệt, Sở Tư pháp đã tổ chức 13 hội nghị PBGDPL tại 13 xã thuộc các huyện: Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ với gần 1.000 lượt người tham dự; phối hợp với Hội Luật gia tổ chức 2 hội nghị PBGDPL tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên và xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cho 140 người tham dự; tổ chức 3 hội nghị PBGDPL tại 3 xã thuộc địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật thuộc các huyện Yên Bình, Văn Chấn và thành phố Yên Bái cho gần 200 người tham gia tìm hiểu kiến thức pháp luật.
Qua đó, tỷ lệ người dân được tiếp cận, nắm bắt các quy định pháp luật đã tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, công tác tuyên truyền PBGDPL còn được triển khai tới tận trường học, khu dân cư, tổ dân phố và các thôn, bản vùng cao của tỉnh với việc thành lập và hoạt động tích cực của thành viên các ban tuyên truyền, PBGDPL xã, phường, thị trấn và hòa giải viên các tổ hòa giải ở cơ sở.
Thông qua các hình thức tuyên truyền được đầu tư, đổi mới như: tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin, tập san, tờ rơi, hỏi đáp pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật tới hội viên các tổ chức hội, đoàn thể... từng bước nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho nhân dân.
Cùng với việc tuyên truyền PBGDPL, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và hàng trăm chuyên mục "Đời sống pháp luật" trên Báo Yên Bái, chuyên mục "Pháp luật với cuộc sống" trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã thu hút hàng vạn lượt người tham gia theo dõi, tạo hiệu quả tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội.
Đặc biệt, thông qua hoạt động xét xử lưu động của ngành tòa án hai cấp trong tỉnh với hàng trăm vụ án điểm có tính giáo dục pháp luật cao được lựa chọn xét xử công khai tại nơi xảy ra vụ án đã góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở với tỷ lệ hòa giải thành năm sau luôn đạt cao hơn năm trước chẳng những đã giảm thiểu tình trạng đơn thư khiếu kiện của người dân, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm mà còn góp phần nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc vùng cao nói riêng.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 16 ngàn người làm công tác tuyên truyền PBGDPL, trong đó có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, trên 2.000 tuyên truyền viên cấp xã, 108 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, 67 cán bộ làm công tác PBGDPL tại các sở, ngành.
Toàn tỉnh có 2.206 tổ hòa giải ở cơ sở với trên 13 ngàn tổ viên, 180/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có tủ sách pháp luật, trung bình mỗi tủ có từ 100 - 120 đầu sách, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin pháp luật của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Đó chính là nền tảng quan trọng, là điều kiện cơ bản giúp đồng bào các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức pháp luật, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Theo Báo Yên Bái
Toàn tỉnh có trên 16 ngàn người làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh. Yên Bái có trên 30 dân tộc anh em, trong đó trên 56% là đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu ở 81 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước hiện có trên 80% đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ, tuyên truyền PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự nhiệt tình, tích cực của cán bộ chuyên môn, những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho nhân dân, ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Năm 2016, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp tỉnh đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 15 về thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016; Kế hoạch số 45 về tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch số 14 tổ chức tuyên truyền pháp luật tại các xã thuộc địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và kế hoạch tổ chức triển khai "Ngày pháp luật Việt Nam" năm 2016 và tổ chức các đợt tuyên truyền điểm ở cơ sở...
Đặc biệt, Sở Tư pháp đã tổ chức 13 hội nghị PBGDPL tại 13 xã thuộc các huyện: Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ với gần 1.000 lượt người tham dự; phối hợp với Hội Luật gia tổ chức 2 hội nghị PBGDPL tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên và xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cho 140 người tham dự; tổ chức 3 hội nghị PBGDPL tại 3 xã thuộc địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật thuộc các huyện Yên Bình, Văn Chấn và thành phố Yên Bái cho gần 200 người tham gia tìm hiểu kiến thức pháp luật.
Qua đó, tỷ lệ người dân được tiếp cận, nắm bắt các quy định pháp luật đã tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, công tác tuyên truyền PBGDPL còn được triển khai tới tận trường học, khu dân cư, tổ dân phố và các thôn, bản vùng cao của tỉnh với việc thành lập và hoạt động tích cực của thành viên các ban tuyên truyền, PBGDPL xã, phường, thị trấn và hòa giải viên các tổ hòa giải ở cơ sở.
Thông qua các hình thức tuyên truyền được đầu tư, đổi mới như: tuyên truyền miệng, sân khấu hóa, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin, tập san, tờ rơi, hỏi đáp pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật tới hội viên các tổ chức hội, đoàn thể... từng bước nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho nhân dân.
Cùng với việc tuyên truyền PBGDPL, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật và hàng trăm chuyên mục "Đời sống pháp luật" trên Báo Yên Bái, chuyên mục "Pháp luật với cuộc sống" trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã thu hút hàng vạn lượt người tham gia theo dõi, tạo hiệu quả tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội.
Đặc biệt, thông qua hoạt động xét xử lưu động của ngành tòa án hai cấp trong tỉnh với hàng trăm vụ án điểm có tính giáo dục pháp luật cao được lựa chọn xét xử công khai tại nơi xảy ra vụ án đã góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền PBGDPL cho nhân dân.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở với tỷ lệ hòa giải thành năm sau luôn đạt cao hơn năm trước chẳng những đã giảm thiểu tình trạng đơn thư khiếu kiện của người dân, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm mà còn góp phần nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc vùng cao nói riêng.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 16 ngàn người làm công tác tuyên truyền PBGDPL, trong đó có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, trên 2.000 tuyên truyền viên cấp xã, 108 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, 67 cán bộ làm công tác PBGDPL tại các sở, ngành.
Toàn tỉnh có 2.206 tổ hòa giải ở cơ sở với trên 13 ngàn tổ viên, 180/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có tủ sách pháp luật, trung bình mỗi tủ có từ 100 - 120 đầu sách, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu thông tin pháp luật của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Đó chính là nền tảng quan trọng, là điều kiện cơ bản giúp đồng bào các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức pháp luật, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các bài khác
- Những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý
- Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2017
- Yên Bái: Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và trợ giúp pháp lý
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở Yên Bái
- Trạm Tấu: Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021
- Văn Chấn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ năm 2017 đến năm 2020
- Trấn Yên: Triển khai thực hiện Kế hoạch về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021
- Tòa án nhân dân huyện Mù Cang Chải giải quyết 41 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2017
- Bộ Tư pháp hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết mới
- Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2021”