Năm 2018, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tiếp 2.523 lượt công dân đến trụ sở các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh.
Cán bộ các ngành chức năng trong tỉnh giải quyết đơn khiếu nại của công dân.
So với cùng kỳ năm 2017, số lượt tiếp công dân (TCD) tăng 720 lượt, bằng 40%. Tổng số vụ việc tiếp nhận qua tiếp công dân là 2.410 vụ, việc, trong đó: khiếu nại 430 vụ, việc; tố cáo 22 vụ việc; đề nghị, kiến nghị, phản ánh 1.958 vụ, việc.
Nội dung các vụ việc khiếu nại, đề nghị qua tiếp công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản trên đất, nguồn nước tưới tiêu, kênh mương; giải quyết chế độ chính sách xã hội đối với người có công, chế độ bảo hiểm xã hội...
Trong số 2.410 vụ, việc đã có 2.090 vụ, việc được xem xét, giải quyết (đạt 87%); trong đó: có quyết định giải quyết, văn bản trả lời công dân 2.070 vụ, việc; có bản án của tòa án 20 vụ, việc. Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn thư KNTC, toàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 1.930 đơn (tăng 234 đơn so với cùng kỳ năm 2017); trong đó: UBND tỉnh tiếp nhận 420 đơn; Thanh tra tỉnh tiếp nhận 9 đơn; cấp huyện tiếp nhận 1.344 đơn; cấp sở, ngành tiếp nhận 157 đơn. Những đơn đủ điều kiện xử lý đã được các cơ quan thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Thông qua giải quyết tố cáo, đã thu hồi cho Nhà nước 162,35 triệu đồng.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC, toàn tỉnh đã thực hiện 10 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC và phòng chống tham nhũng tại 12 cơ quan, đơn vị. Qua thanh tra, kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 3 tổ chức (cấp xã).
Cùng với những kết quả đạt được, công tác giải quyết KNTC vẫn còn một số tồn tại. Đó là nhận thức của một số cán bộ ở cấp cơ sở về giải quyết KNTC còn hạn chế; phương pháp tiếp dân chưa khoa học; ý thức chấp hành quyết định, kết luận trong giải quyết KNTC của một số chính quyền địa phương chưa nghiêm túc.
Đặc biệt, vẫn còn một bộ phận công dân chưa nắm vững chế độ chính sách và các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong khiếu tố nên chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Việc triển khai các quy định, chính sách trong lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất tái định cư còn chậm; một số chính sách xã hội chưa được thực hiện nghiêm túc...
Thời gian tới, các cấp, các ngành chức năng cần tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC phát sinh; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về TCD, KNTC và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC; kiểm tra, rà soát lại các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ; tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trong thực hiện pháp luật về KNTC; tăng cường đối thoại trong giải quyết KNTC nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng KNTC vượt cấp, phức tạp.
Theo Báo Yên Bái
Năm 2018, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tiếp 2.523 lượt công dân đến trụ sở các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh. So với cùng kỳ năm 2017, số lượt tiếp công dân (TCD) tăng 720 lượt, bằng 40%. Tổng số vụ việc tiếp nhận qua tiếp công dân là 2.410 vụ, việc, trong đó: khiếu nại 430 vụ, việc; tố cáo 22 vụ việc; đề nghị, kiến nghị, phản ánh 1.958 vụ, việc.
Nội dung các vụ việc khiếu nại, đề nghị qua tiếp công dân chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản trên đất, nguồn nước tưới tiêu, kênh mương; giải quyết chế độ chính sách xã hội đối với người có công, chế độ bảo hiểm xã hội...
Trong số 2.410 vụ, việc đã có 2.090 vụ, việc được xem xét, giải quyết (đạt 87%); trong đó: có quyết định giải quyết, văn bản trả lời công dân 2.070 vụ, việc; có bản án của tòa án 20 vụ, việc. Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn thư KNTC, toàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 1.930 đơn (tăng 234 đơn so với cùng kỳ năm 2017); trong đó: UBND tỉnh tiếp nhận 420 đơn; Thanh tra tỉnh tiếp nhận 9 đơn; cấp huyện tiếp nhận 1.344 đơn; cấp sở, ngành tiếp nhận 157 đơn. Những đơn đủ điều kiện xử lý đã được các cơ quan thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Thông qua giải quyết tố cáo, đã thu hồi cho Nhà nước 162,35 triệu đồng.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC, toàn tỉnh đã thực hiện 10 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC và phòng chống tham nhũng tại 12 cơ quan, đơn vị. Qua thanh tra, kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 3 tổ chức (cấp xã).
Cùng với những kết quả đạt được, công tác giải quyết KNTC vẫn còn một số tồn tại. Đó là nhận thức của một số cán bộ ở cấp cơ sở về giải quyết KNTC còn hạn chế; phương pháp tiếp dân chưa khoa học; ý thức chấp hành quyết định, kết luận trong giải quyết KNTC của một số chính quyền địa phương chưa nghiêm túc.
Đặc biệt, vẫn còn một bộ phận công dân chưa nắm vững chế độ chính sách và các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong khiếu tố nên chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Việc triển khai các quy định, chính sách trong lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất tái định cư còn chậm; một số chính sách xã hội chưa được thực hiện nghiêm túc...
Thời gian tới, các cấp, các ngành chức năng cần tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC phát sinh; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về TCD, KNTC và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC; kiểm tra, rà soát lại các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ; tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trong thực hiện pháp luật về KNTC; tăng cường đối thoại trong giải quyết KNTC nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng KNTC vượt cấp, phức tạp.