CTTĐT - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái. Do đó, thời gian qua, các đơn vị, cơ quan chuyên ngành liên quan luôn chủ động nghiên cứu, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.
Người dân huyện Văn Chấn tìm hiểu pháp luật qua tài liệu.
Yên Bái có trên 30 dân tộc anh em, trong đó trên 56% là đồng bào DTTS, tập trung chủ yếu ở 81 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước, hiện có trên 80% đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân, sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; và các luật, điều luật liên quan như: Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống mua bán người; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Đất đai. Đặc biệt là vấn đề về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…
Qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, một số nội dung chính có liên quan đến pháp luật, giúp đồng bào nâng cao được kiến thức, hiểu biết pháp luật, cách thức làm ăn mới, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế-xã hội.
Chị Lò Thị Chiền, bản Co Hả 1, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, trước đây chị chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về pháp luật. Từ khi tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của huyện tổ chức, chị đã hiểu rõ và thường xuyên nói chuyện với mọi người trong gia đình mình làm gì cũng phải thực hiện đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Được biết, tỉnh Yên Bái là địa phương có lực lượng đông đảo cán bộ, cộng tác viên làm công tác tuyên truyền PBGDPL. Trong đó, có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, trên 2 nghìn tuyên truyền viên cấp xã, 108 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, 67 cán bộ làm công tác PBGDPL tại các sở, ngành…
Nhằm tăng cường cung cấp tài liệu tuyên truyền cho cơ sở, Sở Tư pháp, phối hợp tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu, năm 2017 đã phát hành 6 Bản tin Tư pháp, với số lượng 5 nghìn cuốn, 02 bộ hỏi-đáp pháp luật với số lượng 2 nghìn cuốn, 21 loại tờ rời pháp luật với số lượng hơn 20 nghìn tờ… Phát huy hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Trong năm 2017, đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho 300 cán bộ, công chức tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, 3 Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ cho 700 hòa giải viên cơ sở. Tổ chức trên 10 Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho trên 10 nghìn người dân tại cơ sở như: xã Phúc An, Thịnh Hưng, huyện Yên Bình; xã Hồng Ca, Kiên Thành, huyện Trấn Yên; phường Hồng Hà, xã Minh Bảo, TP. Yên Bái, với các nội dung pháp luật về đất đai, phòng, chống mua bán người, phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật về hôn nhân và gia đình, một số quy định của Bộ luật Dân sự… và các văn bản pháp luật khác.
Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện tốt nội dung Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021".
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái. Do đó, thời gian qua, các đơn vị, cơ quan chuyên ngành liên quan luôn chủ động nghiên cứu, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.Yên Bái có trên 30 dân tộc anh em, trong đó trên 56% là đồng bào DTTS, tập trung chủ yếu ở 81 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước, hiện có trên 80% đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho nhân dân, sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; và các luật, điều luật liên quan như: Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống mua bán người; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Đất đai. Đặc biệt là vấn đề về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…
Qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, một số nội dung chính có liên quan đến pháp luật, giúp đồng bào nâng cao được kiến thức, hiểu biết pháp luật, cách thức làm ăn mới, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế-xã hội.
Chị Lò Thị Chiền, bản Co Hả 1, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, trước đây chị chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về pháp luật. Từ khi tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của huyện tổ chức, chị đã hiểu rõ và thường xuyên nói chuyện với mọi người trong gia đình mình làm gì cũng phải thực hiện đúng quy định pháp luật của Nhà nước.
Được biết, tỉnh Yên Bái là địa phương có lực lượng đông đảo cán bộ, cộng tác viên làm công tác tuyên truyền PBGDPL. Trong đó, có trên 300 cán bộ tư pháp, gần 3.300 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 46 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, trên 2 nghìn tuyên truyền viên cấp xã, 108 cộng tác viên trợ giúp pháp lý, 67 cán bộ làm công tác PBGDPL tại các sở, ngành…
Nhằm tăng cường cung cấp tài liệu tuyên truyền cho cơ sở, Sở Tư pháp, phối hợp tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu, năm 2017 đã phát hành 6 Bản tin Tư pháp, với số lượng 5 nghìn cuốn, 02 bộ hỏi-đáp pháp luật với số lượng 2 nghìn cuốn, 21 loại tờ rời pháp luật với số lượng hơn 20 nghìn tờ… Phát huy hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Trong năm 2017, đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho 300 cán bộ, công chức tư pháp các huyện, thị xã, thành phố, 3 Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ cho 700 hòa giải viên cơ sở. Tổ chức trên 10 Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho trên 10 nghìn người dân tại cơ sở như: xã Phúc An, Thịnh Hưng, huyện Yên Bình; xã Hồng Ca, Kiên Thành, huyện Trấn Yên; phường Hồng Hà, xã Minh Bảo, TP. Yên Bái, với các nội dung pháp luật về đất đai, phòng, chống mua bán người, phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật về hôn nhân và gia đình, một số quy định của Bộ luật Dân sự… và các văn bản pháp luật khác.
Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện tốt nội dung Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2021".
Các bài khác
- Văn Yên tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Huyện Trấn Yên đẩy mạnh việc đưa pháp luật vào cuộc sống
- Yên Bái tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
- Yên Bái sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW
- Nghị quyết về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật
- Yên Bái: Hiệu quả từ các phiên tòa rút kinh nghiệm
- Công đoàn Yên Bái nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật cho đoàn viên
- Ngành giáo dục Yên Bái tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học