CTTĐT - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Văn Chấn luôn được các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.
Trung bình một năm, Phòng Tư pháp huyện phối hợp tổ chức trên 2.200 buổi PBGDPL cho trên 115.000 lượt người tham dự; cấp phát trên 6.000 tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân.
Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch PBGDPL tập trung vào các văn bản pháp luật mới ban hành; tập huấn nghiệp vụ công tác PBGDPL; xây dựng, ban hành các văn bản triển khai hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ với các cơ quan có liên quan…
Trung bình một năm, Phòng Tư pháp huyện phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tổ chức lồng ghép với các hội nghị tổ chức trên 2.200 buổi PBGDPL cho trên 115.000 lượt người tham dự; cấp phát trên 6.000 tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân.
Hình thức tuyên truyền được đa dạng, phong phú như: trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức hội nghị, băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi, tọa đàm tìm hiểu về pháp luật…
Cán bộ của Phòng thường xuyên xuống cơ sở giúp các xã, thị trấn về công tác hành chính tư pháp như: đăng ký lại khai sinh, chứng thực từ bản sao, chứng thực hợp đồng giao dịch, chứng thực chữ ký… Trực tiếp giải thích những thắc mắc của người dân, để mọi người hiểu về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc kiện toàn hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, toàn huyện có 374 tổ hòa giải với 2.244 hòa giải viên. Hàng năm, các tổ hòa giải đã thụ lý gần 200 vụ việc mâu thuẫn như: tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình… trực tiếp hòa giải thành trên 90% vụ việc, góp phần đoàn tụ các gia đình cũng như thắt chặt tình làng nghĩa xóm, giảm tình trạng đơn thư vượt cấp.
Để đáp ứng yêu cầu về tìm hiểu pháp luật của người dân, huyện còn xây dựng 91 tủ sách pháp luật tại 31 xã, thị trấn và trường học với bình quân mỗi tủ có 115 đầu sách các loại cùng các tài liệu sách, báo và các văn bản mới ban hành.
Với những việc làm thiết thực, cụ thể của công tác TTPBGDPL sâu rộng đến cơ sở và từng người dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động các tổ hòa giải; tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp...
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Văn Chấn luôn được các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu với UBND huyện kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch PBGDPL tập trung vào các văn bản pháp luật mới ban hành; tập huấn nghiệp vụ công tác PBGDPL; xây dựng, ban hành các văn bản triển khai hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ với các cơ quan có liên quan…
Trung bình một năm, Phòng Tư pháp huyện phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tổ chức lồng ghép với các hội nghị tổ chức trên 2.200 buổi PBGDPL cho trên 115.000 lượt người tham dự; cấp phát trên 6.000 tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân.
Hình thức tuyên truyền được đa dạng, phong phú như: trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tổ chức hội nghị, băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi, tổ chức cuộc thi, tọa đàm tìm hiểu về pháp luật…
Cán bộ của Phòng thường xuyên xuống cơ sở giúp các xã, thị trấn về công tác hành chính tư pháp như: đăng ký lại khai sinh, chứng thực từ bản sao, chứng thực hợp đồng giao dịch, chứng thực chữ ký… Trực tiếp giải thích những thắc mắc của người dân, để mọi người hiểu về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc kiện toàn hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, toàn huyện có 374 tổ hòa giải với 2.244 hòa giải viên. Hàng năm, các tổ hòa giải đã thụ lý gần 200 vụ việc mâu thuẫn như: tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình… trực tiếp hòa giải thành trên 90% vụ việc, góp phần đoàn tụ các gia đình cũng như thắt chặt tình làng nghĩa xóm, giảm tình trạng đơn thư vượt cấp.
Để đáp ứng yêu cầu về tìm hiểu pháp luật của người dân, huyện còn xây dựng 91 tủ sách pháp luật tại 31 xã, thị trấn và trường học với bình quân mỗi tủ có 115 đầu sách các loại cùng các tài liệu sách, báo và các văn bản mới ban hành.
Với những việc làm thiết thực, cụ thể của công tác TTPBGDPL sâu rộng đến cơ sở và từng người dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động các tổ hòa giải; tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp...