CTTĐT - Trong 2 năm triển khai, Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (đối tượng đặc thù) đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh Yên Bái quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Năm 2018, Yên Bái đã tổ chức giáo dục pháp luật, cho 715 người bị tạm giữ, tạm giam và 85 phạm nhân, đặc biệt là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân có tiến bộ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 106 Bộ Luật hình sự.
Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg, ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 15/3/2018 về việc triển khai Đề án trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021; quán triệt đầy đủ nội dung của Đề án; phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi pham pháp luật lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021.
Căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng thuộc Đề án trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Cùng với đó, phối hợp, lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án với Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021; trong các buổi phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, các buổi họp thôn, bản... Thông qua đó đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Kết quả, trong năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tha tù có điều kiện và tái hòa nhập cộng đồng cho 540 đồng chí là Chủ tịch, Trưởng công an xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn. Đã huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng dòng họ, gia đình nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản lý, giáo dục con em mình.
Nhóm đối tượng đang được quản lý, giáo dục, cải tạo tại trại tạm giam, nhà tạm giữ cũng được Trại tạm giam Công an tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã tổ chức giáo dục pháp luật, tổ chức học tập, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, phổ biến quyền và nghĩa vụ cho 715 người bị tạm giữ, tạm giam và 85 phạm nhân, đặc biệt là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân có tiến bộ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 106 Bộ Luật hình sự. Tổ chức 361 lần tuyên truyền, giáo dục chung cho 4.632 lượt và giáo dục riêng cho 576 lượt người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại tạm giam, không có phạm nhân nào vi phạm kỷ luật dưới mọi hình thức, biểu dương, khen thưởng cho 08 phạm nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành án.
Tổ chức 03 lớp hòa nhập cộng đồng cho 59 phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu; định hướng, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, học nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của từng cá nhân người chấp hành xong án phạt tù. Đồng thời chuẩn bị tâm thế cho người chấp hành xong án phạt tù khi trở về với địa phương tránh mặc cảm, tự ti, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, chấp hành nghiêm đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động, sản xuất, không tái phạm và vi phạm pháp luật.
Với nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương gồm người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại các xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện đang quản lý 489 người chấp hành án phạt tại các xã, phường, thị trấn (Trong đó án treo: 438 đối tượng; Cải tạo không giam giữ: 49 đối tượng; Quản chế: 01 đối tượng; Cấm đảm nhiệm chức vụ: 01 đối tượng); 60 người kết án phạt tù còn ngoài xã hội (Tại ngoại: 02 đối tượng; Hoãn thi hành án: 51 đối tượng; Tạm đình chỉ thi hành án: 07 đối tượng); 32 người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; 1.420 người chấp hành xong án phạt tù còn án tích. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các quy định của pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng trong nhóm này; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm. Xây dựng, duy trì và phát triển 04 mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải; xã Hát Lìu, huyện Trạm Tấu; xã Minh An - huyện Văn Chấn; xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên.
Đồng thời, xây dựng 05 bản tin Tư pháp với số lượng 5.000 cuốn (trong đó có một số bài viết về quyền và nghĩa vụ của công dân, 1.000 cuốn chuyên đề về Bộ Luật Dân sự); 12 loại tờ rơi pháp luật với số lượng 12.000 tờ gửi các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn làm tài liệu tuyên truyền chung. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và địa phương thường xuyên đưa các tin bài liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự; duy trì thường xuyên chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” được thực hiện vào chiều thứ 5 và phát lại vào sáng thứ 7 hàng tuần với những câu chuyện pháp luật, giải đáp pháp luật. Qua đó, đã nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
Triển khai công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép với các cuộc vận động và phong trào tại địa phương như: “Dân vận khéo”; “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh”; “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”... với 105.038 lượt người tham gia; Tổ chức 01 cuộc thi viết tìm hiểu về pháp luật với 8.750 người tham dự.
2.3. Nhóm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội:
Hiện trên địa bàn tỉnh có 369 người đang thực hiện cai nghiện tại trung tâm cơ sở cai nghiện bắt buộc và 95 người lang thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức 15 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác phòng chống và cai nghiện ma túy các cấp cho 1.900 người; In cấp, phát trên 46.280 các loại tờ rơi, sổ tay Tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy. Phổ biến, giáo dục pháp luật; tác hại và các biện pháp phòng ngừa tái nghiện; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện, những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống... cho các đối tượng đang cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cơ sở cai nghiện của tỉnh; phổ biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội; Gặp gỡ, giáo dục đối với những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em là trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Năm 2019, tỉnh Yên Bái cũng đã tập trung thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành; tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng; rà soát hệ thống văn bản có liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án và đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung; tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng; xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; biên soạn, in, cấp phát tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng các chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án với nhiều hình thức phù hợp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án; Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
Việc Đề án được thực hiện thông qua triển khai đồng bộ các biện pháp đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng của Đề án; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể và chính quyền địa phương; chú trọng lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 2 năm triển khai, Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (đối tượng đặc thù) đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh Yên Bái quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.Thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg, ngày 19/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 15/3/2018 về việc triển khai Đề án trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021; quán triệt đầy đủ nội dung của Đề án; phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi pham pháp luật lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021.
Căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng thuộc Đề án trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Cùng với đó, phối hợp, lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án với Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021; trong các buổi phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, các buổi họp thôn, bản... Thông qua đó đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Kết quả, trong năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tha tù có điều kiện và tái hòa nhập cộng đồng cho 540 đồng chí là Chủ tịch, Trưởng công an xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, phường, thị trấn. Đã huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng dòng họ, gia đình nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản lý, giáo dục con em mình.
Nhóm đối tượng đang được quản lý, giáo dục, cải tạo tại trại tạm giam, nhà tạm giữ cũng được Trại tạm giam Công an tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã tổ chức giáo dục pháp luật, tổ chức học tập, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, phổ biến quyền và nghĩa vụ cho 715 người bị tạm giữ, tạm giam và 85 phạm nhân, đặc biệt là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân có tiến bộ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 106 Bộ Luật hình sự. Tổ chức 361 lần tuyên truyền, giáo dục chung cho 4.632 lượt và giáo dục riêng cho 576 lượt người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng. Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại tạm giam, không có phạm nhân nào vi phạm kỷ luật dưới mọi hình thức, biểu dương, khen thưởng cho 08 phạm nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành án.
Tổ chức 03 lớp hòa nhập cộng đồng cho 59 phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; hướng dẫn các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu; định hướng, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, học nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của từng cá nhân người chấp hành xong án phạt tù. Đồng thời chuẩn bị tâm thế cho người chấp hành xong án phạt tù khi trở về với địa phương tránh mặc cảm, tự ti, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, chấp hành nghiêm đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động, sản xuất, không tái phạm và vi phạm pháp luật.
Với nhóm đối tượng thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương gồm người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại các xã, phường, thị trấn, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện đang quản lý 489 người chấp hành án phạt tại các xã, phường, thị trấn (Trong đó án treo: 438 đối tượng; Cải tạo không giam giữ: 49 đối tượng; Quản chế: 01 đối tượng; Cấm đảm nhiệm chức vụ: 01 đối tượng); 60 người kết án phạt tù còn ngoài xã hội (Tại ngoại: 02 đối tượng; Hoãn thi hành án: 51 đối tượng; Tạm đình chỉ thi hành án: 07 đối tượng); 32 người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; 1.420 người chấp hành xong án phạt tù còn án tích. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các quy định của pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng trong nhóm này; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm. Xây dựng, duy trì và phát triển 04 mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải; xã Hát Lìu, huyện Trạm Tấu; xã Minh An - huyện Văn Chấn; xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên.
Đồng thời, xây dựng 05 bản tin Tư pháp với số lượng 5.000 cuốn (trong đó có một số bài viết về quyền và nghĩa vụ của công dân, 1.000 cuốn chuyên đề về Bộ Luật Dân sự); 12 loại tờ rơi pháp luật với số lượng 12.000 tờ gửi các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn làm tài liệu tuyên truyền chung. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và địa phương thường xuyên đưa các tin bài liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự; duy trì thường xuyên chuyên mục “Pháp luật với cuộc sống” được thực hiện vào chiều thứ 5 và phát lại vào sáng thứ 7 hàng tuần với những câu chuyện pháp luật, giải đáp pháp luật. Qua đó, đã nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
Triển khai công tác tuyên truyền pháp luật lồng ghép với các cuộc vận động và phong trào tại địa phương như: “Dân vận khéo”; “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh”; “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”... với 105.038 lượt người tham gia; Tổ chức 01 cuộc thi viết tìm hiểu về pháp luật với 8.750 người tham dự.
2.3. Nhóm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội:
Hiện trên địa bàn tỉnh có 369 người đang thực hiện cai nghiện tại trung tâm cơ sở cai nghiện bắt buộc và 95 người lang thang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức 15 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác phòng chống và cai nghiện ma túy các cấp cho 1.900 người; In cấp, phát trên 46.280 các loại tờ rơi, sổ tay Tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy. Phổ biến, giáo dục pháp luật; tác hại và các biện pháp phòng ngừa tái nghiện; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện, những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống... cho các đối tượng đang cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cơ sở cai nghiện của tỉnh; phổ biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội; Gặp gỡ, giáo dục đối với những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em là trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Năm 2019, tỉnh Yên Bái cũng đã tập trung thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành; tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng; rà soát hệ thống văn bản có liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án và đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung; tăng cường đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và đúng định hướng; xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; biên soạn, in, cấp phát tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng các chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng của Đề án với nhiều hình thức phù hợp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án; Rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
Việc Đề án được thực hiện thông qua triển khai đồng bộ các biện pháp đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho các đối tượng của Đề án; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể và chính quyền địa phương; chú trọng lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả./.
Các bài khác
- Yên Bái: Nhiều chuyển biến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách pháp luật cho thanh niên
- Yên Bái – Chung tay phòng, chống nạn mua bán người, đưa Luật phòng, chống mua bán người tới đời sống nhân dân.
- Yên Bái xây dựng thí điểm mô hình “Hội đồng trẻ em”- Đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống
- Hội Luật gia tỉnh Yên Bái truyền pháp luật cho trên 626.220 lượt người.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2020
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng” năm 2019
- Văn Yên tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Yên Bái: đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
- Huyện Trấn Yên đẩy mạnh việc đưa pháp luật vào cuộc sống