CTTĐT - Yên Bái là một trong những địa bàn trọng điểm về mua bán người, chủ yếu nạn nhân bị mua bán là phụ nữ, trẻ em và đa số bị bán qua biên giới, phần lớn sang Trung Quốc. Thời gian qua các cơ quan chức năng tỉnh đã tăng cường phối hợp, chung tay đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống nạn mua bán người. Trước thực trạnh trên, bên cạnh việc cương quyết ngăn chặn, triệt phá các đường dây, bắt giữ những đối tượng, vụ việc liên quan đến mua bán người, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa Luật phòng, chống mua bán người sâu, rộng tới quần chúng nhân dân.
Lãnh đạo Công an huyện Mù Cang Chải kiểm tra địa bàn, nắm bắt tình hình an ninh trật tự trong nhân dân
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, do đặc thù về địa hình, với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm ổn định, hoàn cảnh gia đình éo le đa số tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái nên tình trạng mua bán người (MBN) trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi.Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm. Tuy nhiên, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Tội phạm xảy ra chủ yếu tại địa bàn các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống (các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên). Đối tượng phạm tội thường là người dân tộc Mông ở địa phương, câu kết với các đối tượng ở các tỉnh lân cận như Lào Cai, Lai Châu hoặc thông qua người quen đang làm ăn sinh sống ở các tỉnh biên giới và ở bên Trung Quốc để phạm tội. Các đối tượng thường làm quen qua điện thoại, mạng xã hội, hoặc trực tiếp gặp gỡ rủ nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ, với mức thu nhập cao; rủ đi lấy chồng người Trung Quốc hứa hẹn cuộc sống sung sướng; giả vờ yêu nhau, đưa đi chơi, đưa về thăm gia đình... sau đó lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp.
Nạn nhân bị mua bán thường là những trẻ em gái và phụ nữ người dân tộc Mông do nhẹ dạ, cả tin, trình độ dân trí hạn chế, hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm...
Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm mua bán người, tỉnh Yên Bái có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, trong đó chú trọng công tác truyền thông, giáo dục tại cộng đồng, tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán người từ nước ngoài trở về.
Các tổ chức hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân... đã tổ chức tuyên truyền cho hội viên; tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm về nâng cao năng lực phòng chống mua bán người cho hội viên thông qua các nội dung người thật, việc thật để tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác của người dân trong tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa Luật phòng, chống mua bán người sâu, rộng tới quần chúng nhân dân.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh luôn xác định rõ nhiệm vụ trong công tác phòng chống mua bán người. Hội đã chú trọng các hoạt động tuyên truyền, công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được các cấp để bảo đảm các nạn nhân tái hòa nhập thành công.
Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và ban hành các kế hoạch chỉ đạo các cấp hội triển khai lồng ghép với hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và Ban Chỉ đạo 138 của tỉnh như: phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người, bạo lực gia đình…Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm nâng cao nhận thức, hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người.
Các cấp Hội LHPN đã làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng các cấp, tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền các văn bản luật, các chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, vận động các nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mua bán người (MBN) cho hội viên, phụ nữ và người dân, hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng...
Để các nạn nhân nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về được triển khai phù hợp với nguyện vọng và được cấp ủy, chính quyền ủng hộ, giúp nạn nhân ổn định cuộc sống. Hội LHPN tỉnh chủ động tìm kiếm, vận động các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài để triển khai các hoạt động phòng, chống MBN và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường cung cấp tài liệu tuyên truyền, tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác phòng, chống mua bán người.
Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để tình trạng này, cần nhiều hơn nữa sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới hội viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân và hội viên. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Mỗi người dân cũng cần tự nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tham gia phát hiện và tố giác tội phạm có dấu hiệu buôn người.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là một trong những địa bàn trọng điểm về mua bán người, chủ yếu nạn nhân bị mua bán là phụ nữ, trẻ em và đa số bị bán qua biên giới, phần lớn sang Trung Quốc. Thời gian qua các cơ quan chức năng tỉnh đã tăng cường phối hợp, chung tay đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống nạn mua bán người. Trước thực trạnh trên, bên cạnh việc cương quyết ngăn chặn, triệt phá các đường dây, bắt giữ những đối tượng, vụ việc liên quan đến mua bán người, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa Luật phòng, chống mua bán người sâu, rộng tới quần chúng nhân dân.Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, do đặc thù về địa hình, với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm ổn định, hoàn cảnh gia đình éo le đa số tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái nên tình trạng mua bán người (MBN) trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi.Trong những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Yên Bái không có biến động lớn, chưa phát hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm. Tuy nhiên, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến phức tạp. Tội phạm xảy ra chủ yếu tại địa bàn các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống (các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên). Đối tượng phạm tội thường là người dân tộc Mông ở địa phương, câu kết với các đối tượng ở các tỉnh lân cận như Lào Cai, Lai Châu hoặc thông qua người quen đang làm ăn sinh sống ở các tỉnh biên giới và ở bên Trung Quốc để phạm tội. Các đối tượng thường làm quen qua điện thoại, mạng xã hội, hoặc trực tiếp gặp gỡ rủ nạn nhân đi làm các công việc nhàn hạ, với mức thu nhập cao; rủ đi lấy chồng người Trung Quốc hứa hẹn cuộc sống sung sướng; giả vờ yêu nhau, đưa đi chơi, đưa về thăm gia đình... sau đó lừa bán ra nước ngoài làm gái mại dâm hoặc làm vợ bất hợp pháp.
Nạn nhân bị mua bán thường là những trẻ em gái và phụ nữ người dân tộc Mông do nhẹ dạ, cả tin, trình độ dân trí hạn chế, hoàn cảnh gia đình éo le, kinh tế khó khăn, không có việc làm...
Để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm mua bán người, tỉnh Yên Bái có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, trong đó chú trọng công tác truyền thông, giáo dục tại cộng đồng, tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán người từ nước ngoài trở về.
Các tổ chức hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân... đã tổ chức tuyên truyền cho hội viên; tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm về nâng cao năng lực phòng chống mua bán người cho hội viên thông qua các nội dung người thật, việc thật để tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác của người dân trong tìm kiếm việc làm ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa Luật phòng, chống mua bán người sâu, rộng tới quần chúng nhân dân.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh luôn xác định rõ nhiệm vụ trong công tác phòng chống mua bán người. Hội đã chú trọng các hoạt động tuyên truyền, công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về được các cấp để bảo đảm các nạn nhân tái hòa nhập thành công.
Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và ban hành các kế hoạch chỉ đạo các cấp hội triển khai lồng ghép với hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên và Ban Chỉ đạo 138 của tỉnh như: phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người, bạo lực gia đình…Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” nhằm nâng cao nhận thức, hành động trong toàn xã hội về phòng, chống mua bán người.
Các cấp Hội LHPN đã làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng các cấp, tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền các văn bản luật, các chính sách pháp luật liên quan đến phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, vận động các nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mua bán người (MBN) cho hội viên, phụ nữ và người dân, hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng...
Để các nạn nhân nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về được triển khai phù hợp với nguyện vọng và được cấp ủy, chính quyền ủng hộ, giúp nạn nhân ổn định cuộc sống. Hội LHPN tỉnh chủ động tìm kiếm, vận động các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài để triển khai các hoạt động phòng, chống MBN và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường cung cấp tài liệu tuyên truyền, tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác phòng, chống mua bán người.
Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để tình trạng này, cần nhiều hơn nữa sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng. Đồng thời, các ban, ngành, đoàn thể cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới hội viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân và hội viên. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Mỗi người dân cũng cần tự nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, tham gia phát hiện và tố giác tội phạm có dấu hiệu buôn người.
Các bài khác
- Yên Bái: Nhiều chuyển biến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách pháp luật cho thanh niên
- Yên Bái xây dựng thí điểm mô hình “Hội đồng trẻ em”- Đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống
- Yên Bái: Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù
- Hội Luật gia tỉnh Yên Bái truyền pháp luật cho trên 626.220 lượt người.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2020
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng” năm 2019
- Văn Yên tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Yên Bái: đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
- Huyện Trấn Yên đẩy mạnh việc đưa pháp luật vào cuộc sống