Bộ Tư pháp đang đề nghị xây dựng Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Ảnh minh họa
Bộ Tư pháp cho biết, ngày 29/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012) nhằm hướng dẫn thi hành quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Trải qua gần 13 năm thi hành, Nghị định này đã góp phần tích cực trong tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn pháp lý về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung, xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm nói riêng; làm tăng cơ hội tiếp cận cho người dân trong tham gia quan hệ nghĩa vụ, tìm kiếm các nguồn vốn; thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự (BLDS) và hệ thống pháp luật có liên quan có nhiều chính sách, quy định mới trong điều chỉnh quan hệ dân sự; sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, có tính hội nhập ngày càng cao của kinh tế - xã hội đất nước đã làm cho quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng ngày càng có xu hướng phát triển đa dạng cả về phạm vi, chủ thể, đối tượng, cơ chế pháp lý trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và xử lý hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ.
Qua các hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cho thấy một số vướng mắc, bất cập phát sinh như: Về tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều ghi nhận tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Tuy nhiên, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa cụ thể hóa hoặc chưa bao quát được hết những tài sản trong lĩnh vực tín dụng, chứng khoán, giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần, tài sản trong kinh doanh… Một số trường hợp chưa quy định đúng bản chất pháp lý của tài sản, ví dụ như thẻ tiết kiệm được xác định là tài sản bảo đảm…
Về hiệu lực của giao dịch bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa bao quát được hết hiệu lực của giao dịch bảo đảm, ví dụ Nghị định chưa quy định cụ thể về hiệu lực của giao dịch thế chấp có đối tượng là tài sản gắn liền với đất… Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, BLDS 2005 đã ghi nhận nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện nhưng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể cơ chế pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này. Về quản lý tài sản bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP mới chỉ tiếp cận về việc tài sản do người thứ ba quản lý trên phương diện xác lập hợp đồng gửi giữ mà chưa có các trường hợp khác (ví dụ tài sản đang chịu sự quản lý của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính...
Theo Bộ Tư pháp, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi cơ bản Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật có liên quan, nâng cao tính hiệu lực, khả thi trong quy định pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật.
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tư pháp đang đề nghị xây dựng Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.Bộ Tư pháp cho biết, ngày 29/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012) nhằm hướng dẫn thi hành quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Trải qua gần 13 năm thi hành, Nghị định này đã góp phần tích cực trong tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn pháp lý về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung, xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm nói riêng; làm tăng cơ hội tiếp cận cho người dân trong tham gia quan hệ nghĩa vụ, tìm kiếm các nguồn vốn; thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự (BLDS) và hệ thống pháp luật có liên quan có nhiều chính sách, quy định mới trong điều chỉnh quan hệ dân sự; sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, có tính hội nhập ngày càng cao của kinh tế - xã hội đất nước đã làm cho quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng ngày càng có xu hướng phát triển đa dạng cả về phạm vi, chủ thể, đối tượng, cơ chế pháp lý trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và xử lý hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ.
Qua các hoạt động tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cho thấy một số vướng mắc, bất cập phát sinh như: Về tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều ghi nhận tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản. Tuy nhiên, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa cụ thể hóa hoặc chưa bao quát được hết những tài sản trong lĩnh vực tín dụng, chứng khoán, giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần, tài sản trong kinh doanh… Một số trường hợp chưa quy định đúng bản chất pháp lý của tài sản, ví dụ như thẻ tiết kiệm được xác định là tài sản bảo đảm…
Về hiệu lực của giao dịch bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa bao quát được hết hiệu lực của giao dịch bảo đảm, ví dụ Nghị định chưa quy định cụ thể về hiệu lực của giao dịch thế chấp có đối tượng là tài sản gắn liền với đất… Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, BLDS 2005 đã ghi nhận nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện nhưng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể cơ chế pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này. Về quản lý tài sản bảo đảm, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP mới chỉ tiếp cận về việc tài sản do người thứ ba quản lý trên phương diện xác lập hợp đồng gửi giữ mà chưa có các trường hợp khác (ví dụ tài sản đang chịu sự quản lý của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính...
Theo Bộ Tư pháp, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi cơ bản Nghị định số 163/2006/NĐ-CP để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật có liên quan, nâng cao tính hiệu lực, khả thi trong quy định pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật.
Các bài khác
- Trấn Yên đổi mới hình thức tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thẻ bảo hiểm y tế năm 2020 có điểm gì mới?
- Trạm Tấu đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào chiều sâu
- Yên Bái nâng cao chất lượng xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Yên Bái – Hiệu quả trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Góp phần thực thi pháp luật về lao động
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
- Yên Bái: Nhiều chuyển biến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách pháp luật cho thanh niên
- Yên Bái – Chung tay phòng, chống nạn mua bán người, đưa Luật phòng, chống mua bán người tới đời sống nhân dân.
- Yên Bái xây dựng thí điểm mô hình “Hội đồng trẻ em”- Đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống