Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.
.
Thông tư liên tịch trên quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thực hiện các hoạt động sau đây theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự:
1- Quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây viết tắt là vụ việc tạm đình chỉ);
2- Quản lý, giải quyết vụ án hình sự tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án (sau đây viết tắt là vụ án tạm đình chỉ);
3- Quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ;
4- Áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.
Quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ
Về quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ, Thông tư liên tịch quy định cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (cơ quan có thẩm quyền điều tra), Viện kiểm sát thực hiện việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo các căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 147, 148 và 149 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Khi có một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và Kiểm sát viên phối hợp rà soát tài liệu, chứng cứ, bảo đảm việc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc có căn cứ, đúng quy định của pháp luật; việc phối hợp rà soát, đánh giá tài liệu, chứng cứ giữa Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên phải được lập biên bản, lưu hồ sơ vụ việc, hồ sơ kiểm sát. Trường hợp không thống nhất được thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phối hợp với Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát tổ chức họp hoặc trao đổi bằng văn bản để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm phân công đầu mối theo dõi, quản lý hồ sơ vụ việc tạm đình chỉ; định kỳ (hàng tháng, 06 tháng, 01 năm) phối hợp rà soát các vụ việc tạm đình chỉ để đôn đốc phục hồi giải quyết khi không còn lý do tạm đình chỉ.
Khi vụ việc tạm đình chỉ thì cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
Đối với những vụ việc tạm đình chỉ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này căn cứ vào nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về loại tội theo khoản của điều luật trong Bộ luật Hình sự đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, xác minh làm rõ; trường hợp không làm rõ được khoản nào của điều luật thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó.
Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tạm dừng giải quyết trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chủ động trao đổi, thống nhất bằng văn bản với Viện kiểm sát rà soát, phân loại và xử lý như sau: a- Đối với những vụ việc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b- Đối với những vụ việc còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Tạm đình chỉ điều tra
Về tạm đình chỉ điều tra, Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát về tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định tạm đình chỉ khi Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần hoặc khi cơ quan có thẩm quyền kết luận tình trạng bệnh hiểm nghèo của bị can.
Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp cần phối hợp về việc quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ; việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (nếu có) và biện pháp giải quyết lý do tạm đình chỉ thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Trường hợp tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện như sau:
a- Ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can;
b- Lập hồ sơ tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can; hồ sơ gồm các quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có liên quan đến bị can tạm đình chỉ. Quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ phải là bản gốc hoặc bản sao y bản chính. Việc sao y thực hiện theo quy định của các bộ, ngành có liên quan.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Việc gửi, thông báo quyết định tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch này và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Khi vụ án tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
Theo Chinhphu.vn
Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.Thông tư liên tịch trên quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thực hiện các hoạt động sau đây theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự:
1- Quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây viết tắt là vụ việc tạm đình chỉ);
2- Quản lý, giải quyết vụ án hình sự tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án (sau đây viết tắt là vụ án tạm đình chỉ);
3- Quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ;
4- Áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.
Quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ
Về quản lý, giải quyết vụ việc tạm đình chỉ, Thông tư liên tịch quy định cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (cơ quan có thẩm quyền điều tra), Viện kiểm sát thực hiện việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo các căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 147, 148 và 149 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Khi có một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và Kiểm sát viên phối hợp rà soát tài liệu, chứng cứ, bảo đảm việc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc có căn cứ, đúng quy định của pháp luật; việc phối hợp rà soát, đánh giá tài liệu, chứng cứ giữa Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên phải được lập biên bản, lưu hồ sơ vụ việc, hồ sơ kiểm sát. Trường hợp không thống nhất được thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phối hợp với Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát tổ chức họp hoặc trao đổi bằng văn bản để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm phân công đầu mối theo dõi, quản lý hồ sơ vụ việc tạm đình chỉ; định kỳ (hàng tháng, 06 tháng, 01 năm) phối hợp rà soát các vụ việc tạm đình chỉ để đôn đốc phục hồi giải quyết khi không còn lý do tạm đình chỉ.
Khi vụ việc tạm đình chỉ thì cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.
Đối với những vụ việc tạm đình chỉ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này căn cứ vào nội dung tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về loại tội theo khoản của điều luật trong Bộ luật Hình sự đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, xác minh làm rõ; trường hợp không làm rõ được khoản nào của điều luật thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó.
Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tạm dừng giải quyết trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chủ động trao đổi, thống nhất bằng văn bản với Viện kiểm sát rà soát, phân loại và xử lý như sau: a- Đối với những vụ việc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b- Đối với những vụ việc còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Tạm đình chỉ điều tra
Về tạm đình chỉ điều tra, Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát về tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định tạm đình chỉ khi Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần hoặc khi cơ quan có thẩm quyền kết luận tình trạng bệnh hiểm nghèo của bị can.
Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp cần phối hợp về việc quản lý, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản tạm giữ; việc áp dụng, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (nếu có) và biện pháp giải quyết lý do tạm đình chỉ thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Trường hợp tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện như sau:
a- Ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can;
b- Lập hồ sơ tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can; hồ sơ gồm các quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có liên quan đến bị can tạm đình chỉ. Quyết định tố tụng, tài liệu, chứng cứ phải là bản gốc hoặc bản sao y bản chính. Việc sao y thực hiện theo quy định của các bộ, ngành có liên quan.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Việc gửi, thông báo quyết định tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Việc lập hồ sơ, quản lý hồ sơ vụ án tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch này và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Khi vụ án tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan có thẩm quyền điều tra chỉ áp dụng các biện pháp để giải quyết lý do tạm đình chỉ.