Phụ trách công tác tư pháp trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu với vai trò Trưởng phòng Tư pháp huyện đến nay tròn 10 năm, anh Vũ Xuân Đặng - người con đến từ miền xuôi Ân Thi (Hưng Yên) đã cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ đồng bào Trạm Tấu đưa kiến thức pháp luật vào cuộc sống từ cách nghĩ, cách làm cho tới cách cư xử với nhau khi không may xảy ra mâu thuẫn sao cho đúng pháp luật và giảm thiểu những tranh chấp không đáng có để gắn bó, thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm khi tối lửa, tắt đèn...
Anh Vũ Xuân Đặng (ngoài cùng bên phải) trực tiếp phát tờ rơi và trao đổi kiến thức pháp luật với bà con nhân dân.
Với vai trò là người lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước các công việc về công tác tư pháp ở Trạm Tấu, anh Vũ Xuân Đặng luôn lấy tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho bản thân cũng như anh em đồng nghiệp. Đồng thời, luôn chủ động trong công tác tham mưu cho UBND huyện xây dựng các kế hoạch triển khai thi hành các bộ luật, điều luật trên địa bàn.
Đặc biệt là tổ chức tốt đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Xác định rõ công tác tham mưu giúp UBND huyện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, anh đã chủ động tham mưu xử lý bằng các hình thức như: sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đó, từ năm 2015 đến nay, anh đã phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND huyện Trạm Tấu rà soát, tự kiểm tra được 19.433 văn bản các loại do HĐND, UBND huyện ban hành theo thẩm quyền. Giúp Chủ tịch UBND huyện kiểm tra được 22.482 văn bản các loại do HĐND-UBND cấp xã ban hành.
Nhờ vậy, các cơ quan chức năng đã kịp thời khắc phục được những thiếu sót về trình tự, thể thức, nội dung văn bản trong quá trình soạn thảo, đưa công tác soạn thảo, xây dựng ban hành văn bản vào nề nếp, đúng trình tự quy định của pháp luật.
Nhằm giúp đồng bào các dân tộc trong huyện nâng cao kiến thức pháp luật, anh cùng Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của huyện phân công các thành viên trực tiếp xuống cơ sở xã và chỉ đạo ban tuyên truyền cấp xã triển khai học tập đến các tầng lớp nhân dân được 1.834 cuộc cho 156.801 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập.
Nhờ đó, công tác PBGDPL trên vùng cao Trạm Tấu đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện. Nội dung PBGDPL đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định của pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn tuyên truyền.
Đặc biệt, nội dung, hình thức PBGDPL mà anh Đặng chỉ đạo thực hiện cũng được đổi mới tuyên truyền, biên soạn lại cho ngắn gọn để bà con dễ hiểu, dễ nhớ như: tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, tuyên truyền trên loa, tuyên truyền lưu động xuống tại các thôn, bản... phối hợp trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật lưu động; hòa giải các tranh chấp nhỏ trong dân cư ngay tại cơ sở; khảo sát, thống kê đối tượng, địa bàn để huy động đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc họp thôn, bản; sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở, phát tờ rơi tới hộ gia đình. Chú trọng vào tuyên truyền tới các nhóm đối tượng, địa bàn có nguy cơ xuất cảnh trái phép; nguy cơ tảo hôn; địa bàn mua bán vận chuyển lâm sản trái phép; nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện...
Theo đó, 6 tháng năm 2020, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã tổ chức được 234 cuộc cho 11.472 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các bộ luật và luật như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Thi hành án Hình sự; Luật Hình sự; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Hộ tịch; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Giao thông đường bộ...
Thực tế cho thấy, khi công tác tuyên truyền PBGDPL được triển khai bằng nhiều hình thức, phương pháp gần gũi, dễ hiểu thì số lượng đồng bào tham gia học tập và thực hiện theo đúng pháp luật cũng dần tăng lên. Nếu như những năm trước đây bà con rất ít hoặc không có thói quen đi làm giấy khai sinh, khai tử thì nay công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã được anh Đặng chỉ đạo sát sao, chặt chẽ hơn tới từng cán bộ tư pháp xã trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào tự giác thực hiện.
Vì thế, 5 năm qua, huyện Trạm Tấu đã có trên 5.600 trường hợp đăng ký khai sinh; 1.905 cặp đăng ký kết hôn; 537 trường hợp đăng ký khai tử. Đặc biệt, với 60 tổ hòa giải và trên 280 hòa giải viên toàn huyện thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức đã hoà giải thành 415/445 vụ, đạt 93,2% vụ, việc tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, thôn bản, tổ dân phố, góp phần ổn định chính trị và trật tự xã hội ở khu dân cư, giúp đồng bào thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm và giảm thiểu các vụ, việc khiếu kiện vượt cấp.
Riêng năm 2019, anh Đặng đã phối hợp, phân công, chỉ đạo các ban tuyên truyền PBGDPL cấp xã tổ chức được 318 cuộc tuyên truyền cho 20.777 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập. Chỉ đạo tư pháp cấp xã thực đăng ký khai sinh cho 869 trường hợp; đăng ký kết hôn 187 cặp; đăng ký khai tử 99 trường hợp.
Từ đầu năm đến nay, tiến hành chứng thực được bản sao từ bản chính là 46.400 bản sao. Chỉ đạo hoà giải thành 95/102 vụ đạt 93,3% vụ, việc tranh chấp nhỏ trong cộng đồng. Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, anh Đặng còn tích cực tham gia các ban chỉ đạo của huyện tích cực đôn đốc, vận động và giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội vùng cao gắn với tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nhân dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
Từ việc tham mưu giúp UBND huyện ban hành Kế hoạch số 65 thực hiện Cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” trên địa bàn, anh đã chỉ đạo cán bộ Phòng Tư pháp huyện đôn đốc, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức triển khai thực hiện. Qua đó, có gần 400 cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia viết bài dự thi và đạt được 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích, 1 giải tập thể cho đơn vị có nhiều bài chất lượng.
Từ kết quả đạt được trong công tác tư pháp nơi vùng cao Trạm Tấu, lãnh đạo thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019, anh Vũ Xuân Đặng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở trao tặng. Song, phần thưởng cao quý nhất với anh đó là đem được kiến thức pháp luật của Nhà nước phủ kín các thôn, bản vùng cao, giúp đồng bào các dân tộc trong huyện từng bước "xóa mù pháp luật” để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Phụ trách công tác tư pháp trên địa bàn huyện vùng cao Trạm Tấu với vai trò Trưởng phòng Tư pháp huyện đến nay tròn 10 năm, anh Vũ Xuân Đặng - người con đến từ miền xuôi Ân Thi (Hưng Yên) đã cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ đồng bào Trạm Tấu đưa kiến thức pháp luật vào cuộc sống từ cách nghĩ, cách làm cho tới cách cư xử với nhau khi không may xảy ra mâu thuẫn sao cho đúng pháp luật và giảm thiểu những tranh chấp không đáng có để gắn bó, thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm khi tối lửa, tắt đèn...Với vai trò là người lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước các công việc về công tác tư pháp ở Trạm Tấu, anh Vũ Xuân Đặng luôn lấy tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho bản thân cũng như anh em đồng nghiệp. Đồng thời, luôn chủ động trong công tác tham mưu cho UBND huyện xây dựng các kế hoạch triển khai thi hành các bộ luật, điều luật trên địa bàn.
Đặc biệt là tổ chức tốt đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Xác định rõ công tác tham mưu giúp UBND huyện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, anh đã chủ động tham mưu xử lý bằng các hình thức như: sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đó, từ năm 2015 đến nay, anh đã phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND huyện Trạm Tấu rà soát, tự kiểm tra được 19.433 văn bản các loại do HĐND, UBND huyện ban hành theo thẩm quyền. Giúp Chủ tịch UBND huyện kiểm tra được 22.482 văn bản các loại do HĐND-UBND cấp xã ban hành.
Nhờ vậy, các cơ quan chức năng đã kịp thời khắc phục được những thiếu sót về trình tự, thể thức, nội dung văn bản trong quá trình soạn thảo, đưa công tác soạn thảo, xây dựng ban hành văn bản vào nề nếp, đúng trình tự quy định của pháp luật.
Nhằm giúp đồng bào các dân tộc trong huyện nâng cao kiến thức pháp luật, anh cùng Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của huyện phân công các thành viên trực tiếp xuống cơ sở xã và chỉ đạo ban tuyên truyền cấp xã triển khai học tập đến các tầng lớp nhân dân được 1.834 cuộc cho 156.801 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập.
Nhờ đó, công tác PBGDPL trên vùng cao Trạm Tấu đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện. Nội dung PBGDPL đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định của pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng và địa bàn tuyên truyền.
Đặc biệt, nội dung, hình thức PBGDPL mà anh Đặng chỉ đạo thực hiện cũng được đổi mới tuyên truyền, biên soạn lại cho ngắn gọn để bà con dễ hiểu, dễ nhớ như: tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, tuyên truyền trên loa, tuyên truyền lưu động xuống tại các thôn, bản... phối hợp trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật lưu động; hòa giải các tranh chấp nhỏ trong dân cư ngay tại cơ sở; khảo sát, thống kê đối tượng, địa bàn để huy động đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc họp thôn, bản; sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở, phát tờ rơi tới hộ gia đình. Chú trọng vào tuyên truyền tới các nhóm đối tượng, địa bàn có nguy cơ xuất cảnh trái phép; nguy cơ tảo hôn; địa bàn mua bán vận chuyển lâm sản trái phép; nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện...
Theo đó, 6 tháng năm 2020, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã tổ chức được 234 cuộc cho 11.472 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các bộ luật và luật như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Thi hành án Hình sự; Luật Hình sự; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Hộ tịch; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Giao thông đường bộ...
Thực tế cho thấy, khi công tác tuyên truyền PBGDPL được triển khai bằng nhiều hình thức, phương pháp gần gũi, dễ hiểu thì số lượng đồng bào tham gia học tập và thực hiện theo đúng pháp luật cũng dần tăng lên. Nếu như những năm trước đây bà con rất ít hoặc không có thói quen đi làm giấy khai sinh, khai tử thì nay công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã được anh Đặng chỉ đạo sát sao, chặt chẽ hơn tới từng cán bộ tư pháp xã trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào tự giác thực hiện.
Vì thế, 5 năm qua, huyện Trạm Tấu đã có trên 5.600 trường hợp đăng ký khai sinh; 1.905 cặp đăng ký kết hôn; 537 trường hợp đăng ký khai tử. Đặc biệt, với 60 tổ hòa giải và trên 280 hòa giải viên toàn huyện thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức đã hoà giải thành 415/445 vụ, đạt 93,2% vụ, việc tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, thôn bản, tổ dân phố, góp phần ổn định chính trị và trật tự xã hội ở khu dân cư, giúp đồng bào thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm và giảm thiểu các vụ, việc khiếu kiện vượt cấp.
Riêng năm 2019, anh Đặng đã phối hợp, phân công, chỉ đạo các ban tuyên truyền PBGDPL cấp xã tổ chức được 318 cuộc tuyên truyền cho 20.777 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập. Chỉ đạo tư pháp cấp xã thực đăng ký khai sinh cho 869 trường hợp; đăng ký kết hôn 187 cặp; đăng ký khai tử 99 trường hợp.
Từ đầu năm đến nay, tiến hành chứng thực được bản sao từ bản chính là 46.400 bản sao. Chỉ đạo hoà giải thành 95/102 vụ đạt 93,3% vụ, việc tranh chấp nhỏ trong cộng đồng. Ngoài làm tốt công tác chuyên môn, anh Đặng còn tích cực tham gia các ban chỉ đạo của huyện tích cực đôn đốc, vận động và giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội vùng cao gắn với tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nhân dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
Từ việc tham mưu giúp UBND huyện ban hành Kế hoạch số 65 thực hiện Cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự” trên địa bàn, anh đã chỉ đạo cán bộ Phòng Tư pháp huyện đôn đốc, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức triển khai thực hiện. Qua đó, có gần 400 cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia viết bài dự thi và đạt được 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích, 1 giải tập thể cho đơn vị có nhiều bài chất lượng.
Từ kết quả đạt được trong công tác tư pháp nơi vùng cao Trạm Tấu, lãnh đạo thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019, anh Vũ Xuân Đặng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở trao tặng. Song, phần thưởng cao quý nhất với anh đó là đem được kiến thức pháp luật của Nhà nước phủ kín các thôn, bản vùng cao, giúp đồng bào các dân tộc trong huyện từng bước "xóa mù pháp luật” để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.