Hiện nay, trên 95% văn bản đi của UBND huyện được ký bằng chữ ký số, 100% văn bản được thực hiện theo phương thức giao dịch điện tử.
Người dân giao dịch tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên.
Để nhanh chóng đưa Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đi vào đời sống xã hội, UBND huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền các nội dung của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn.
Đồng thời, tuyên truyền một số văn bản về quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT, về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, nghị định về thương mại điện tử, nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính…
Cùng đó, UBND huyện từng bước đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành văn bản điện tử, giải quyết thủ tục hành chính. Việc sử dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong hoạt động chuyên môn đã góp phần quan trọng trong nâng cao năng suất lao động, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, phục vụ người dân và tổ chức được tốt hơn.
Hiện nay, trên 95% văn bản đi của UBND huyện được ký bằng chữ ký số, 100% văn bản được thực hiện theo phương thức GDĐT. Trấn Yên đã khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý điều hành tác nghiệp, ban hành quy chế sử dụng, quy định về gửi, nhận văn bản trên phần mềm; 100% các văn bản đến, đi đều được xử lý trên phần mềm, trừ một số văn bản mật theo quy định của pháp luật và áp dụng chữ ký số trong phát hành các văn bản. Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện nâng cao khả năng ứng dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng thời gian theo quy định.
Một trong những nội dung được Trấn Yên chú trọng triển khai là quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT. Huyện đã ban hành quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn.
Quán triệt và triển khai các văn bản của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông về an toàn, an ninh mạng và bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rà soát để kịp thời phát hiện các lỗ hổng bảo mật, không để xảy ra hiện tượng mất an toàn thông tin (ATTT).
Đồng thời, cài đặt các phần mềm diệt virus, triển khai các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm virus, mã độc, thư rác... trong hệ thống thông tin. Thường xuyên sao lưu hệ thống thông tin và lưu trữ thông tin ở nơi an toàn cũng như tổ chức kiểm tra thông tin sao lưu để đảm bảo tính sẵn sàng và toàn vẹn của thông tin.
Hàng năm, thành lập đoàn kiểm tra an toàn, an ninh thông tin và tiến hành kiểm tra, xử phạt theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có các dấu hiệu, hành vi vi phạm an toàn, an ninh thông tin. Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATTT mạng ở một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều đơn vị thiếu các trang thiết bị đảm bảo ATTT mạng, các hệ thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại ảnh hưởng đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, kinh phí tổng thể đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và công tác đảm bảo an toàn và ATTT còn hạn chế. Việc đảm bảo an toàn, ATTT nội bộ tại một số đơn vị vẫn chưa đồng bộ... Do vậy, khả năng phòng chống virus, bảo mật không cao.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên viên phụ trách an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu, cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin.
Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước về đẩy mạnh thực hiện Luật GDĐT; tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; bố trí cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan hoặc đơn vị thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đảm bảo ATTT cho hệ thống mạng nội bộ, ngăn chặn, phòng ngừa phòng chống mã độc, virus, phần mềm gián điệp một cách hiệu quả nhất, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng…, đảm bảo tốt công tác ATTT cho các hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động GDĐT của các cơ quan trên địa bàn huyện.
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, trên 95% văn bản đi của UBND huyện được ký bằng chữ ký số, 100% văn bản được thực hiện theo phương thức giao dịch điện tử.Để nhanh chóng đưa Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) đi vào đời sống xã hội, UBND huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền các nội dung của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn.
Đồng thời, tuyên truyền một số văn bản về quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT, về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, nghị định về thương mại điện tử, nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính…
Cùng đó, UBND huyện từng bước đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành văn bản điện tử, giải quyết thủ tục hành chính. Việc sử dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong hoạt động chuyên môn đã góp phần quan trọng trong nâng cao năng suất lao động, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, phục vụ người dân và tổ chức được tốt hơn.
Hiện nay, trên 95% văn bản đi của UBND huyện được ký bằng chữ ký số, 100% văn bản được thực hiện theo phương thức GDĐT. Trấn Yên đã khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm Quản lý điều hành tác nghiệp, ban hành quy chế sử dụng, quy định về gửi, nhận văn bản trên phần mềm; 100% các văn bản đến, đi đều được xử lý trên phần mềm, trừ một số văn bản mật theo quy định của pháp luật và áp dụng chữ ký số trong phát hành các văn bản. Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện nâng cao khả năng ứng dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng thời gian theo quy định.
Một trong những nội dung được Trấn Yên chú trọng triển khai là quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT. Huyện đã ban hành quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn.
Quán triệt và triển khai các văn bản của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông về an toàn, an ninh mạng và bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rà soát để kịp thời phát hiện các lỗ hổng bảo mật, không để xảy ra hiện tượng mất an toàn thông tin (ATTT).
Đồng thời, cài đặt các phần mềm diệt virus, triển khai các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm virus, mã độc, thư rác... trong hệ thống thông tin. Thường xuyên sao lưu hệ thống thông tin và lưu trữ thông tin ở nơi an toàn cũng như tổ chức kiểm tra thông tin sao lưu để đảm bảo tính sẵn sàng và toàn vẹn của thông tin.
Hàng năm, thành lập đoàn kiểm tra an toàn, an ninh thông tin và tiến hành kiểm tra, xử phạt theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có các dấu hiệu, hành vi vi phạm an toàn, an ninh thông tin. Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATTT mạng ở một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều đơn vị thiếu các trang thiết bị đảm bảo ATTT mạng, các hệ thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại ảnh hưởng đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, kinh phí tổng thể đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và công tác đảm bảo an toàn và ATTT còn hạn chế. Việc đảm bảo an toàn, ATTT nội bộ tại một số đơn vị vẫn chưa đồng bộ... Do vậy, khả năng phòng chống virus, bảo mật không cao.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên viên phụ trách an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu, cần được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin.
Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước về đẩy mạnh thực hiện Luật GDĐT; tổ chức đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; bố trí cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan hoặc đơn vị thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đảm bảo ATTT cho hệ thống mạng nội bộ, ngăn chặn, phòng ngừa phòng chống mã độc, virus, phần mềm gián điệp một cách hiệu quả nhất, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng…, đảm bảo tốt công tác ATTT cho các hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động GDĐT của các cơ quan trên địa bàn huyện.