Để tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu quả, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương cần thấy rõ trách nhiệm để cùng nhau chung tay đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, khẳng định và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, thanh niên Việt Nam chiếm 24,6% dân số, là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên, là rường cột của nhà nước, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên thay thế Luật Thanh niên năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc ban hành Luật Thanh niên có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc trong điều kiện mới; bảo đảm tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên; quy định trách nhiệm của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên.
Luật Thanh niên cũng quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thanh niên nhằm xây dựng thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức, ý thức công dân và sống có lý tưởng; có học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Tại Hội nghị triển khai Luật Thanh niên năm 2020 do Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 20/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, để tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu quả, rất cần có sự tham gia của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Các đon vị cần thấy rõ trách nhiệm để cùng nhau chung tay đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, khẳng định và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, Luật Thanh niên sửa đổi 2020 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để UBND cấp tỉnh, các bộ ngành và các tổ chức thanh niên giải quyết các vấn đề phát triển thanh niên trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ chuyên môn được giao ở cấp địa phương.
Luật cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện Luật Thanh niên cũng như các sáng kiến và hoạt động liên quan đến thanh niên hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) từ nay đến năm 2030.
Bà Naomi Kitahara cũng hy vọng, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh sẽ đưa ra cơ chế đối thoại với thanh niên và thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến thanh niên ở tỉnh. Ở cấp quốc gia, Bộ Nội vụ đã tạo các diễn đàn thảo luận với thanh niên trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật Thanh niên và đây là một ví dụ điển hình. Đại diện của Nhóm tư vấn thanh niên do LHQ tại Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên cùng thành lập có thể hỗ trợ thanh niên thực thi Luật Thanh niên và tổ chức các cuộc đối thoại thanh niên ở cấp địa phương.
Bà Naomi Kitahara cũng tin tưởng thanh niên Việt Nam có thể đóng góp đáng kể trong việc ra quyết định và cung cấp các giải pháp cụ thể, độc đáo và hiện đại phù hợp với họ ở cấp tỉnh và cộng đồng. Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, có lực lượng dân số trẻ lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam và đây là cơ hội hiếm có để tận dụng thời kỳ dân số vàng. Vì vậy, cần có đầu tư chiến lược ngay từ bây giờ cho thanh niên để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 hiện nay.
Theo Chinhphu.vn
Để tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu quả, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương cần thấy rõ trách nhiệm để cùng nhau chung tay đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, khẳng định và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Hiện nay, thanh niên Việt Nam chiếm 24,6% dân số, là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên, là rường cột của nhà nước, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên thay thế Luật Thanh niên năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Việc ban hành Luật Thanh niên có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc trong điều kiện mới; bảo đảm tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên; quy định trách nhiệm của thanh niên, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên.
Luật Thanh niên cũng quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với thanh niên nhằm xây dựng thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức, ý thức công dân và sống có lý tưởng; có học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Tại Hội nghị triển khai Luật Thanh niên năm 2020 do Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 20/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, để tổ chức triển khai thực hiện Luật Thanh niên có hiệu quả, rất cần có sự tham gia của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Các đon vị cần thấy rõ trách nhiệm để cùng nhau chung tay đưa Luật Thanh niên vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, khẳng định và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, Luật Thanh niên sửa đổi 2020 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để UBND cấp tỉnh, các bộ ngành và các tổ chức thanh niên giải quyết các vấn đề phát triển thanh niên trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ chuyên môn được giao ở cấp địa phương.
Luật cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện Luật Thanh niên cũng như các sáng kiến và hoạt động liên quan đến thanh niên hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) từ nay đến năm 2030.
Bà Naomi Kitahara cũng hy vọng, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh sẽ đưa ra cơ chế đối thoại với thanh niên và thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến thanh niên ở tỉnh. Ở cấp quốc gia, Bộ Nội vụ đã tạo các diễn đàn thảo luận với thanh niên trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật Thanh niên và đây là một ví dụ điển hình. Đại diện của Nhóm tư vấn thanh niên do LHQ tại Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên cùng thành lập có thể hỗ trợ thanh niên thực thi Luật Thanh niên và tổ chức các cuộc đối thoại thanh niên ở cấp địa phương.
Bà Naomi Kitahara cũng tin tưởng thanh niên Việt Nam có thể đóng góp đáng kể trong việc ra quyết định và cung cấp các giải pháp cụ thể, độc đáo và hiện đại phù hợp với họ ở cấp tỉnh và cộng đồng. Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, có lực lượng dân số trẻ lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam và đây là cơ hội hiếm có để tận dụng thời kỳ dân số vàng. Vì vậy, cần có đầu tư chiến lược ngay từ bây giờ cho thanh niên để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 hiện nay.