CTTĐT – Thời gian qua, công tác hỗ trợ bước đầu đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và sử dụng tư vấn pháp luật của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Mô hình Cà phê doanh nhân được tổ chức hàng tháng đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận với pháp luật một các hiệu quả, kịp thời.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa bao gồm: cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan DN nhỏ và vừa (nếu có); bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị định số 55 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, Sở Tư pháp đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả bảo đảm cho DN nhỏ và vừa tiếp cận thông tin pháp luật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ; bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tư vấn pháp luật phù hợp với nhu cầu của DN.
Một trong những hoạt động đã nhận phản hồi tích cực là mô hình "Cà phê doanh nhân”. Chương trình "Cà phê doanh nhân” do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức đã trở thành cầu nối giữa chính quyền, DN. Thông qua Chương trình, các doanh nhân đã kịp thời bày tỏ những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các ngành, địa phương phổ biến chủ trương, chính sách mới đến doanh nghiệp.
Tháng 8/2019, Sở Tư pháp tham mưu xây dựng, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 221 triển khai thực hiện Nghị định số 55 về hỗ trợ pháp lý cho DN trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào 10 nhóm giải pháp thực hiện cụ thể cho 2 nhóm đối tượng chính là cơ quan quản lý Nhà nước và DN.
Theo đó, Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện chương trình đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tổ chức 40 hội nghị triển khai văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ pháp lý các DN cho gần 1.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân đại diện các DN.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, nhiều cơ quan, đơn vị chủ động ban hành chương trình, kế hoạch hoặc công văn chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Trong đó, công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN được nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện. Điển hình như: Cục Thuế tỉnh tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; đối thoại trên diễn đàn doanh nghiệp của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn và đối thoại trực tiếp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện chính sách thuế cho DN.
Cùng với đó các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức đại diện của DN xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhiều lượt DN tại địa phương.
Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN được thực hiện đa dạng với nhiều hình thức như: hội nghị đối thoại với người dân, DN; mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; tập huấn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều đơn vị đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục pháp luật về DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, như: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh... Việc xây dựng và vận hành các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị góp phần cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật đến DN, nâng cao vai trò các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DN.
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Thời gian qua, công tác hỗ trợ bước đầu đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và sử dụng tư vấn pháp luật của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa bao gồm: cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan DN nhỏ và vừa (nếu có); bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị định số 55 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, Sở Tư pháp đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả bảo đảm cho DN nhỏ và vừa tiếp cận thông tin pháp luật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ; bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tư vấn pháp luật phù hợp với nhu cầu của DN.
Một trong những hoạt động đã nhận phản hồi tích cực là mô hình "Cà phê doanh nhân”. Chương trình "Cà phê doanh nhân” do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức đã trở thành cầu nối giữa chính quyền, DN. Thông qua Chương trình, các doanh nhân đã kịp thời bày tỏ những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các ngành, địa phương phổ biến chủ trương, chính sách mới đến doanh nghiệp.
Tháng 8/2019, Sở Tư pháp tham mưu xây dựng, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 221 triển khai thực hiện Nghị định số 55 về hỗ trợ pháp lý cho DN trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung vào 10 nhóm giải pháp thực hiện cụ thể cho 2 nhóm đối tượng chính là cơ quan quản lý Nhà nước và DN.
Theo đó, Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện chương trình đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; đồng thời, tổ chức 40 hội nghị triển khai văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ pháp lý các DN cho gần 1.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân đại diện các DN.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý cho DN, nhiều cơ quan, đơn vị chủ động ban hành chương trình, kế hoạch hoặc công văn chỉ đạo tăng cường thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Trong đó, công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN được nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện. Điển hình như: Cục Thuế tỉnh tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; đối thoại trên diễn đàn doanh nghiệp của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn và đối thoại trực tiếp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện chính sách thuế cho DN.
Cùng với đó các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức đại diện của DN xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhiều lượt DN tại địa phương.
Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DN được thực hiện đa dạng với nhiều hình thức như: hội nghị đối thoại với người dân, DN; mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; tập huấn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hội nghị triển khai văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều đơn vị đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục pháp luật về DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, như: Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh... Việc xây dựng và vận hành các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về DN trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị góp phần cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật đến DN, nâng cao vai trò các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác hỗ trợ pháp lý cho DN.