CTTĐT - Ban Chỉ đạo 138 tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-BCĐ về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021.
Ảnh minh họa.
Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về hình sự so với năm 2020; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt 80% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95% tổng số án khởi tố; giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người được đặc xá, tù tha, tha tù trước thời hạn có điều kiện xuống dưới 15%; bắt giữ vận, động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh; đảm bảo 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý, trong đó tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Tập trung đấu tranh phòng, chống làm giảm các loại tội phạm nổi lên hiện nay như: Tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội...
Nội dung trong tâm của kế hoạch đó là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội, các Chương trình của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm mua bán người. Xác định công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài cùng với việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và địa phương.
Xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đảng viên vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm theo Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đối với lực lượng Công an nhân dân, nơi nào còn để các băng nhóm tội phạm hoạt động phức tạp, thành điếm nóng gây dư luận xấu thì lực lượng Công an ở nơi đó không hoàn thành nhiệm vụ.
Tổ chức nắm, phân tích, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96/2013/QH14 của Quốc hội; Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Kế hoạch số 160-KH/TU, ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt” của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và các kỹ năng công vụ cho lực lượng thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
Kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các thành viên và các đơn vị, địa phương. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các Bộ, ngành, đoàn thể phê duyệt thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt động phòng ngừa xã hội, nhất là ở các địa bàn cơ sở; đổi mới, nâng cao hiệu quả thực chất công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí, nhất là thông tin mạng trong việc đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao, các địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội, quan tâm phát hiện và xử lý sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở địa bàn cơ sở trong bảo đảm an ninh trật tự, xác định trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội nhằm nâng cao ý thức của Nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao như thanh thiếu niên, người lầm lỗi, đối tượng đã được đặc xá, tha tù trở về địa phương .... Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội.
Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm phù hợp với từng đơn vị, địa phương theo Thông báo số 286/TB-V01, ngày 04/11/2020 của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP.
Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 141-KH/TU, ngày 13/6/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 20/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Rà soát, củng cố các tổ chức quần chúng phòng, chống tội phạm ở cơ sở; tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn pháp luật về xây dựng mô hình quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm; duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm.
Tăng cường huấn luyện, trang bị phương tiện và các điều kiện đảm bảo cho lực lượng an ninh cơ sở; vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Rà soát, củng cố các tổ chức quần chúng phòng, chống tội phạm ở cơ sở; phát huy vai trò nòng cốt của mặt trận, công đoàn, người cao tuổi, cựu chiến binh, hội nông dân, thanh niên, phụ nữ... đặc biệt duy trì phát huy hiệu quả mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ” về an ninh, trật tự ở cơ sở; duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến hoạt động hiệu quả; khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy; tổ chức lực lượng kiểm tra, phát hiện để xóa bỏ cây có chứa chất ma túy trồng trên địa bàn tỉnh và địa bàn giáp ranh.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp hành động và Quy chế phối hợp về phòng, chống tội phạm giữa các ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Định kỳ rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; nội dung, định hướng phối hợp có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Tăng cường các lớp tập huấn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm cho cán bộ hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân theo chương trình phối hợp giữa Công an tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Thông qua thực hiện các chương trình phối hợp nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ hội viên, công chức viên chức và quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp số 12/CTPH-CAT-HNDT, ngày 29/9/2017 về phối hợp phòng, chống tội phạm giữa Công an tỉnh và Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tăng cường các giải pháp, phát hiện điều tra xử lý kịp thời các loại tội phạm, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Tổ chức truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, giảm đối tượng truy nã phát sinh; tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn của dân tộc, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trọng đại của đất nước và của địa phương và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ, trọng tâm là: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chủ động xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao ...Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tổ chức các hoạt động phối hợp tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn, khu dân cư phức tạp về an ninh, trật tự; thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nhằm răn đe, kiềm chế tội phạm, không để phát sinh phức tạp mới về tội phạm. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tạo chuyển biến từ cơ sở và rút kinh nghiệm nhân rộng sang các địa bàn khác.
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm, tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa các hành vi bức cung, nhục hình, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự; khắc phục sơ hở, bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Tăng cường quản lý cư trú, xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý các hoạt động đầu tư công, tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông, văn hóa, du lịch, tài nguyên môi trường, quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ...Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 137/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, các dự án: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thuộc Công an tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc quản lý người nước ngoài tại địa bàn, không để người nước ngoài lợi dụng hoạt động phạm tội.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp xử lý hành chính, đặc biệt là công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn; lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tăng cường quản lý các đối tượng tâm thần, “ngáo đá ” Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/NĐ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; triển khai các biện pháp quản lý, giúp đỡ người mãn hạn tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trở về địa phương, xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ tái phạm.
Tiếp tục triển khai quán triệt thực hiện các bộ luật, luật về công tác phòng, chống tội phạm, nhất là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Luật Đặc xá; Luật An ninh mạng ..., kịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về hệ thống văn bản pháp luật mới cho các lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh, xử lý tội phạm thuộc lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong toàn tỉnh. Nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng, hoàn thiện các văn bản luật đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tăng cường các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho Công an xã chính quy; chủ động, tích cực nghiên cứu, úng dụng khoa học - công nghệ, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, nhất là công tác giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm.
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân nhất là dịp trước, trong và sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban Chỉ đạo 138 tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-BCĐ về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021.Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về hình sự so với năm 2020; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt 80% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95% tổng số án khởi tố; giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người được đặc xá, tù tha, tha tù trước thời hạn có điều kiện xuống dưới 15%; bắt giữ vận, động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh; đảm bảo 100% tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý, trong đó tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Tập trung đấu tranh phòng, chống làm giảm các loại tội phạm nổi lên hiện nay như: Tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội...
Nội dung trong tâm của kế hoạch đó là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội, các Chương trình của Chính phủ, của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm mua bán người. Xác định công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài cùng với việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và địa phương.
Xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đảng viên vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm theo Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đối với lực lượng Công an nhân dân, nơi nào còn để các băng nhóm tội phạm hoạt động phức tạp, thành điếm nóng gây dư luận xấu thì lực lượng Công an ở nơi đó không hoàn thành nhiệm vụ.
Tổ chức nắm, phân tích, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Nghị quyết số 96/2013/QH14 của Quốc hội; Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Kế hoạch số 160-KH/TU, ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt” của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và các kỹ năng công vụ cho lực lượng thực thi pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
Kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các thành viên và các đơn vị, địa phương. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các Bộ, ngành, đoàn thể phê duyệt thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt động phòng ngừa xã hội, nhất là ở các địa bàn cơ sở; đổi mới, nâng cao hiệu quả thực chất công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí, nhất là thông tin mạng trong việc đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao, các địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội, quan tâm phát hiện và xử lý sớm các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội ở địa bàn cơ sở trong bảo đảm an ninh trật tự, xác định trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội nhằm nâng cao ý thức của Nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm; chú trọng các đối tượng có nguy cơ cao như thanh thiếu niên, người lầm lỗi, đối tượng đã được đặc xá, tha tù trở về địa phương .... Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ hòa giải, người có uy tín ở cộng đồng dân cư trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội.
Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm phù hợp với từng đơn vị, địa phương theo Thông báo số 286/TB-V01, ngày 04/11/2020 của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP.
Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 141-KH/TU, ngày 13/6/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 20/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Rà soát, củng cố các tổ chức quần chúng phòng, chống tội phạm ở cơ sở; tổ chức nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn pháp luật về xây dựng mô hình quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm; duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm.
Tăng cường huấn luyện, trang bị phương tiện và các điều kiện đảm bảo cho lực lượng an ninh cơ sở; vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, hỗ trợ, giúp đỡ các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Rà soát, củng cố các tổ chức quần chúng phòng, chống tội phạm ở cơ sở; phát huy vai trò nòng cốt của mặt trận, công đoàn, người cao tuổi, cựu chiến binh, hội nông dân, thanh niên, phụ nữ... đặc biệt duy trì phát huy hiệu quả mô hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ” về an ninh, trật tự ở cơ sở; duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến hoạt động hiệu quả; khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm. Thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy; tổ chức lực lượng kiểm tra, phát hiện để xóa bỏ cây có chứa chất ma túy trồng trên địa bàn tỉnh và địa bàn giáp ranh.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp hành động và Quy chế phối hợp về phòng, chống tội phạm giữa các ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Định kỳ rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; nội dung, định hướng phối hợp có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Tăng cường các lớp tập huấn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm cho cán bộ hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân theo chương trình phối hợp giữa Công an tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Thông qua thực hiện các chương trình phối hợp nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ hội viên, công chức viên chức và quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp số 12/CTPH-CAT-HNDT, ngày 29/9/2017 về phối hợp phòng, chống tội phạm giữa Công an tỉnh và Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tăng cường các giải pháp, phát hiện điều tra xử lý kịp thời các loại tội phạm, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Tổ chức truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, giảm đối tượng truy nã phát sinh; tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn của dân tộc, những sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trọng đại của đất nước và của địa phương và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ, trọng tâm là: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Chủ động xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao ...Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tổ chức các hoạt động phối hợp tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn, khu dân cư phức tạp về an ninh, trật tự; thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nhằm răn đe, kiềm chế tội phạm, không để phát sinh phức tạp mới về tội phạm. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, tạo chuyển biến từ cơ sở và rút kinh nghiệm nhân rộng sang các địa bàn khác.
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm, tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa các hành vi bức cung, nhục hình, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự; khắc phục sơ hở, bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Tăng cường quản lý cư trú, xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý các hoạt động đầu tư công, tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông, văn hóa, du lịch, tài nguyên môi trường, quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ...Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 137/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, các dự án: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thuộc Công an tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc quản lý người nước ngoài tại địa bàn, không để người nước ngoài lợi dụng hoạt động phạm tội.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp xử lý hành chính, đặc biệt là công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn; lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tăng cường quản lý các đối tượng tâm thần, “ngáo đá ” Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 49/NĐ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng; triển khai các biện pháp quản lý, giúp đỡ người mãn hạn tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trở về địa phương, xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ tái phạm.
Tiếp tục triển khai quán triệt thực hiện các bộ luật, luật về công tác phòng, chống tội phạm, nhất là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Luật Đặc xá; Luật An ninh mạng ..., kịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về hệ thống văn bản pháp luật mới cho các lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh, xử lý tội phạm thuộc lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong toàn tỉnh. Nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng, hoàn thiện các văn bản luật đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tăng cường các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho Công an xã chính quy; chủ động, tích cực nghiên cứu, úng dụng khoa học - công nghệ, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, nhất là công tác giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm.
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân nhất là dịp trước, trong và sau cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.