CTTĐT - Thời gian qua, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (GDPL), tăng cường trợ giúp pháp lý, phát huy tốt vai trò của các tổ hòa giải, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn Luật Dân quân tự vệ và Luật Dự bị động viên
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng đưa chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, thời gian qua, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Từ đó, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật huyện, Phòng Tư pháp huyện đã tham mưu cho UBND huyện triển khai các văn bản luật mới được ban hành; giải quyết các thủ tục hành chính của các cấp; kiểm tra, rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); công tác chứng thực, hộ tịch; xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL; công tác hòa giải ở cơ sở; xét chứng nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được tăng cường, huy động đông đảo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các cá nhân tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phòng Tư pháp huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến GDPL đặc biệt cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên; kiểm tra việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL trong các nhà trường.
Hàng năm, các xã, thị trấn đã tổ chức được gần 1.100 buổi tuyên truyền pháp luật với trên 47.000 lượt người tham dự. Các Luật và văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến tới người dân như: Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật trợ giúp pháp lý; Luật hộ tịch; Luật trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Luật hòa giải cơ sở; Luật căn cước công dân; Luật tiếp cận thôn tin; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống tham nhũng; Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật An toàn giao thông; Luật Phòng chống bạo lực gia đình…
Cùng với đó, huyện đã triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ Luật Hình sự” với trên 5.000 người tham gia; biên soạn, phát hành trên 1.000 bộ tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, thị trấn; tư vấn pháp luật cho gần 500 người về lĩnh vực Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Dân sự…; Phát huy vai trò hoạt động hòa giải ở cơ sở, huyện Văn Yên đã kiện toàn 172 tổ hòa giải ở 172 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện; tổ chức hòa giải trên 200 vụ, việc/năm, trong đó tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 85% các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình. Công tác hoà giải đã góp phần góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, củng cố tình làng, nghĩa xóm và làm giảm tình trạng khiếu kiện ở cơ sở, khiếu kiện vượt cấp, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.
Huyện Văn Yên đã chỉ đạo xây dựng và quản lý khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật ở tất cả trụ sở các xã, thị trấn; thường xuyên cập nhật, bổ sung các đầu sách cho tủ sách pháp luật, phục vụ hàng nghìn lượt người mỗi năm đến tìm hiểu, tra cứu và vận dụng các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Nhờ đó ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân được nâng lên, hạn chế những vi phạm pháp luật xảy ra, giúp người dân, các doanh nghiệp tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, hình sự, kinh tế.
Thời gian tới, huyện tiếp tục đa dạng hóa công tác truyên truyền phổ biến GDPL; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với cải cách tư pháp; cải cách bộ máy tư pháp cấp xã, thị trấn; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; tăng cường, củng cố lực lượng và hoạt động hòa giải cơ sở, qua đó từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (GDPL), tăng cường trợ giúp pháp lý, phát huy tốt vai trò của các tổ hòa giải, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng đưa chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, thời gian qua, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Từ đó, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến pháp luật huyện, Phòng Tư pháp huyện đã tham mưu cho UBND huyện triển khai các văn bản luật mới được ban hành; giải quyết các thủ tục hành chính của các cấp; kiểm tra, rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); công tác chứng thực, hộ tịch; xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL; công tác hòa giải ở cơ sở; xét chứng nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được tăng cường, huy động đông đảo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các cá nhân tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phòng Tư pháp huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến GDPL đặc biệt cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên; kiểm tra việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch tuyên truyền PBGDPL trong các nhà trường.
Hàng năm, các xã, thị trấn đã tổ chức được gần 1.100 buổi tuyên truyền pháp luật với trên 47.000 lượt người tham dự. Các Luật và văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến tới người dân như: Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật trợ giúp pháp lý; Luật hộ tịch; Luật trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Luật hòa giải cơ sở; Luật căn cước công dân; Luật tiếp cận thôn tin; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống tham nhũng; Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật An toàn giao thông; Luật Phòng chống bạo lực gia đình…
Cùng với đó, huyện đã triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ Luật Hình sự” với trên 5.000 người tham gia; biên soạn, phát hành trên 1.000 bộ tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã, thị trấn; tư vấn pháp luật cho gần 500 người về lĩnh vực Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Dân sự…; Phát huy vai trò hoạt động hòa giải ở cơ sở, huyện Văn Yên đã kiện toàn 172 tổ hòa giải ở 172 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện; tổ chức hòa giải trên 200 vụ, việc/năm, trong đó tỷ lệ hòa giải thành đạt trên 85% các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình. Công tác hoà giải đã góp phần góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, củng cố tình làng, nghĩa xóm và làm giảm tình trạng khiếu kiện ở cơ sở, khiếu kiện vượt cấp, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.
Huyện Văn Yên đã chỉ đạo xây dựng và quản lý khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật ở tất cả trụ sở các xã, thị trấn; thường xuyên cập nhật, bổ sung các đầu sách cho tủ sách pháp luật, phục vụ hàng nghìn lượt người mỗi năm đến tìm hiểu, tra cứu và vận dụng các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Nhờ đó ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân được nâng lên, hạn chế những vi phạm pháp luật xảy ra, giúp người dân, các doanh nghiệp tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự, hình sự, kinh tế.
Thời gian tới, huyện tiếp tục đa dạng hóa công tác truyên truyền phổ biến GDPL; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với cải cách tư pháp; cải cách bộ máy tư pháp cấp xã, thị trấn; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; tăng cường, củng cố lực lượng và hoạt động hòa giải cơ sở, qua đó từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.