CTTĐT – Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Cảng biển
Theo quy định, hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải đảm bảo nguyên tắc: Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định.
Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố. Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển. Nghị định quy định cụ thể điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Theo đó, doanh nghiệp cảng phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị; an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển phải gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Nghị định cũng quy định doanh nghiệp cảng bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp cảng đã vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đã chứng minh doanh nghiệp cảng có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận; Doanh nghiệp cảng cố ý cung cấp sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. Theo quy định, hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải đảm bảo nguyên tắc: Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định.
Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố. Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển. Nghị định quy định cụ thể điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Theo đó, doanh nghiệp cảng phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị; an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển phải gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Nghị định cũng quy định doanh nghiệp cảng bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp cảng đã vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đã chứng minh doanh nghiệp cảng có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận; Doanh nghiệp cảng cố ý cung cấp sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.