Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái, trong 4 năm qua (từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021), Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 8.929 vụ, việc ly hôn và đã giải quyết 8.717 vụ việc.
Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức Hội thi Tìm hiểu kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Minh An, huyện Văn Chấn.
Tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bạo lực trẻ em cũng đã có chiều hướng gia tăng, mức độ nặng nề và để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Do vậy, phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới là một trong những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Những con số đáng quan tâm
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái, trong 4 năm qua (từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021), Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh đã thụ lý 8.929 vụ, việc ly hôn và đã giải quyết 8.717 vụ việc. Trong đó, số vụ việc Tòa án hòa giải thành công, vợ chồng về đoàn tụ là 886 vụ việc; số cho ly hôn và công nhận thuận tình ly hôn là 6.368 vụ việc. Trong số các vụ án ly hôn phải giải quyết thì nguyên nhân dẫn đến vợ chồng xin ly hôn do BLGĐ là 233 vụ. BLGĐ là nguyên nhân đứng thứ ba.
Theo số liệu của Công an tỉnh về tình hình tội phạm BLGĐ trên địa bàn, giai đoạn từ năm 2018 đến nay, lực lượng Công an tỉnh đã tiến hành xử lý 108 vụ, 110 đối tượng có hành vi BLGĐ. Các vụ việc chủ yếu liên quan tới xâm hại sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình, trong đó có các vụ án có tính chất, hậu quả nghiêm trọng (giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng và bị hại có quan hệ ruột thịt).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án về BLGĐ trên địa bàn tỉnh là do trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy; vụ án xảy ra khi người gây án ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, khó khăn về kinh tế…
Nỗ lực ngăn chặn, giảm thiểu BLGĐ
Là cơ quan tham mưu cho tỉnh nhiều chính sách trong việc hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em và phòng, chống bạo lực giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các kế hoạch giai đoạn 2021-2030 như: Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1472 ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em...
Các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được triển khai, trong đó Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp tích cực triển khai Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, trong đó tập trung thực hiện 6 mục tiêu và 20 chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế lao động, đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông…
Là cơ quan tham mưu cho tỉnh các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2022, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã đề xuất đưa vào Kế hoạch của tỉnh các chỉ số hạnh phúc có liên quan đến công tác gia đình, trẻ em nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân Yên Bái về cuộc sống… phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2022 đạt 61,2%, tăng 3,09% so với năm 2021. Trong đó, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành tiêu chí đánh giá "Gia đình hạnh phúc” áp dụng đánh giá từ năm 2021.
Sở cũng đồng thời tham mưu triển khai Chương trình phòng, chống BLGĐ với mục tiêu đến năm 2025 có 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống BLGĐ; hàng năm 90% vụ việc BLGĐ được giải quyết theo quy định của pháp luật; 75% người có nguy cơ bị BLGĐ được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị BLGĐ; 95% người bị BLGĐ khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe; 85% người có hành vi BLGĐ khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống BLGĐ; 90% nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống BLGĐ tại cộng đồng; 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống BLGĐ.
Để thực hiện chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng chính sách, phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, đặc biệt là thực hiện mục tiêu hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ và trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
"Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hiện nay, Hội LHPN các cấp đang duy trì hoạt động của 1.450 báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; thực hiện tốt chế độ báo cáo với Trung ương và tỉnh về tình hình tư tưởng hội viên phụ nữ và dư luận xã hội; duy trì hoạt động hiệu quả 370 tổ tự quản và 186 tổ phản ứng nhanh với trên 7.000 thành viên tham gia thường xuyên, qua đó nắm bắt tình hình dư luận xã hội, trao đổi, xác minh, phản ánh và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em” - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm cho biết.
Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh đã tích cực phối hợp với một số tổ chức, đơn vị triển khai các chương trình, dự án góp phần bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực giới. Trong đó, đã phối hợp với Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam triển khai thực hiện Dự án "Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới” trên địa bàn 2 xã Bình Thuận và Minh An của huyện Văn Chấn.
Theo đó, Dự án đã vận động thành lập 2 tổ phản ứng nhanh tại 2 xã dự án, hỗ trợ các trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người xảy ra tại địa phương. Hai tổ phản ứng nhanh đã thực hiện gần 400 lượt thăm hộ gia đình nạn nhân hoặc nắm thông tin qua điện thoại, hòa giải thành công 16 cuộc xung đột xảy ra tại địa bàn, lập kế hoạch và danh sách đề xuất hỗ trợ cho 270 trường hợp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Thành lập 2 câu lạc bộ "Gia đình chung sức” với sự tham gia của 30 thành viên, là các gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực tại xã Minh An, qua đó đã cung cấp kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực phụ nữ, trẻ em gái, luật pháp để nâng cao nhận thức của phụ nữ về quyền của họ, giúp họ tăng sự tự tin và giúp nam giới nhận thức, biết cách chế ngự các tác nhân gây bạo lực.
Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: "Đối với các trường hợp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo hội LHPN cơ sở thu thập thông tin, lập hồ sơ đề nghị Tổ chức Hagar hỗ trợ từ năm 2019 đến nay được tổng số 46 trường hợp, giúp nạn nhân được hỗ trợ khám sức khỏe, điều trị về y tế, điều trị tâm lý, hỗ trợ sinh kế để phụ nữ và trẻ em từng bước hòa nhập cuộc sống, tránh được ảnh hưởng sang chấn, có cuộc sống vật chất, tinh thần ổn định hơn”.
Đặc biệt, vừa qua trong dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay, các cấp hội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động về chủ đề gia đình như truyền thông, hội thảo, tọa đàm, giao lưu mô hình Câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc”... Qua đó, đã truyền tải nhiều thông điệp về gia đình, nhất là những thông điệp liên quan đến phòng, chống bạo lực giới tới đông đảo hội viên, phụ nữ và người dân, đặc biệt thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành tới vấn đề này để cùng chung tay ngăn chặn, giảm thiểu BLGĐ, cùng thúc đẩy, vun đắp xây dựng "Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”.
Theo Báo Yên Bái
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái, trong 4 năm qua (từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021), Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 8.929 vụ, việc ly hôn và đã giải quyết 8.717 vụ việc.Tình trạng bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bạo lực trẻ em cũng đã có chiều hướng gia tăng, mức độ nặng nề và để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Do vậy, phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới là một trong những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Những con số đáng quan tâm
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái, trong 4 năm qua (từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021), Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh đã thụ lý 8.929 vụ, việc ly hôn và đã giải quyết 8.717 vụ việc. Trong đó, số vụ việc Tòa án hòa giải thành công, vợ chồng về đoàn tụ là 886 vụ việc; số cho ly hôn và công nhận thuận tình ly hôn là 6.368 vụ việc. Trong số các vụ án ly hôn phải giải quyết thì nguyên nhân dẫn đến vợ chồng xin ly hôn do BLGĐ là 233 vụ. BLGĐ là nguyên nhân đứng thứ ba.
Theo số liệu của Công an tỉnh về tình hình tội phạm BLGĐ trên địa bàn, giai đoạn từ năm 2018 đến nay, lực lượng Công an tỉnh đã tiến hành xử lý 108 vụ, 110 đối tượng có hành vi BLGĐ. Các vụ việc chủ yếu liên quan tới xâm hại sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình, trong đó có các vụ án có tính chất, hậu quả nghiêm trọng (giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng và bị hại có quan hệ ruột thịt).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án về BLGĐ trên địa bàn tỉnh là do trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy; vụ án xảy ra khi người gây án ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, khó khăn về kinh tế…
Nỗ lực ngăn chặn, giảm thiểu BLGĐ
Là cơ quan tham mưu cho tỉnh nhiều chính sách trong việc hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em và phòng, chống bạo lực giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các kế hoạch giai đoạn 2021-2030 như: Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1472 ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em...
Các nhiệm vụ cụ thể cũng đã được triển khai, trong đó Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp tích cực triển khai Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, trong đó tập trung thực hiện 6 mục tiêu và 20 chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế lao động, đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông…
Là cơ quan tham mưu cho tỉnh các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2022, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã đề xuất đưa vào Kế hoạch của tỉnh các chỉ số hạnh phúc có liên quan đến công tác gia đình, trẻ em nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự hài lòng của người dân Yên Bái về cuộc sống… phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2022 đạt 61,2%, tăng 3,09% so với năm 2021. Trong đó, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành tiêu chí đánh giá "Gia đình hạnh phúc” áp dụng đánh giá từ năm 2021.
Sở cũng đồng thời tham mưu triển khai Chương trình phòng, chống BLGĐ với mục tiêu đến năm 2025 có 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống BLGĐ; hàng năm 90% vụ việc BLGĐ được giải quyết theo quy định của pháp luật; 75% người có nguy cơ bị BLGĐ được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị BLGĐ; 95% người bị BLGĐ khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe; 85% người có hành vi BLGĐ khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống BLGĐ; 90% nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống BLGĐ tại cộng đồng; 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống BLGĐ.
Để thực hiện chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng chính sách, phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới, đặc biệt là thực hiện mục tiêu hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em khỏi các hình thức bạo lực, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, về quyền của phụ nữ và trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
"Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hiện nay, Hội LHPN các cấp đang duy trì hoạt động của 1.450 báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp; thực hiện tốt chế độ báo cáo với Trung ương và tỉnh về tình hình tư tưởng hội viên phụ nữ và dư luận xã hội; duy trì hoạt động hiệu quả 370 tổ tự quản và 186 tổ phản ứng nhanh với trên 7.000 thành viên tham gia thường xuyên, qua đó nắm bắt tình hình dư luận xã hội, trao đổi, xác minh, phản ánh và xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em” - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Bích Nhiệm cho biết.
Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh đã tích cực phối hợp với một số tổ chức, đơn vị triển khai các chương trình, dự án góp phần bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực giới. Trong đó, đã phối hợp với Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam triển khai thực hiện Dự án "Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới” trên địa bàn 2 xã Bình Thuận và Minh An của huyện Văn Chấn.
Theo đó, Dự án đã vận động thành lập 2 tổ phản ứng nhanh tại 2 xã dự án, hỗ trợ các trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người xảy ra tại địa phương. Hai tổ phản ứng nhanh đã thực hiện gần 400 lượt thăm hộ gia đình nạn nhân hoặc nắm thông tin qua điện thoại, hòa giải thành công 16 cuộc xung đột xảy ra tại địa bàn, lập kế hoạch và danh sách đề xuất hỗ trợ cho 270 trường hợp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Thành lập 2 câu lạc bộ "Gia đình chung sức” với sự tham gia của 30 thành viên, là các gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực tại xã Minh An, qua đó đã cung cấp kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực phụ nữ, trẻ em gái, luật pháp để nâng cao nhận thức của phụ nữ về quyền của họ, giúp họ tăng sự tự tin và giúp nam giới nhận thức, biết cách chế ngự các tác nhân gây bạo lực.
Bà Hà Thị Thúy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Văn Chấn cho biết: "Đối với các trường hợp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo hội LHPN cơ sở thu thập thông tin, lập hồ sơ đề nghị Tổ chức Hagar hỗ trợ từ năm 2019 đến nay được tổng số 46 trường hợp, giúp nạn nhân được hỗ trợ khám sức khỏe, điều trị về y tế, điều trị tâm lý, hỗ trợ sinh kế để phụ nữ và trẻ em từng bước hòa nhập cuộc sống, tránh được ảnh hưởng sang chấn, có cuộc sống vật chất, tinh thần ổn định hơn”.
Đặc biệt, vừa qua trong dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm nay, các cấp hội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động về chủ đề gia đình như truyền thông, hội thảo, tọa đàm, giao lưu mô hình Câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc”... Qua đó, đã truyền tải nhiều thông điệp về gia đình, nhất là những thông điệp liên quan đến phòng, chống bạo lực giới tới đông đảo hội viên, phụ nữ và người dân, đặc biệt thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành tới vấn đề này để cùng chung tay ngăn chặn, giảm thiểu BLGĐ, cùng thúc đẩy, vun đắp xây dựng "Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”.