Điển hình là các mô hình, câu lạc bộ an toàn cho phụ nữ và trẻ em; thành lập được 407 tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng, 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trạm Tấu tổ chức truyền thông phòng, chống mua bán người, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Với đặc thù là tổ chức chính trị - xã hội có nhiều hội viên sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ phát sinh và tiềm ẩn tệ nạn xã hội liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em gái như ma túy, mại dâm, mua bán người, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em…, Hội Liên Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.
Hàng năm, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Hội LHPN tỉnh ban hành các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động.
Cùng với đó, Hội chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”; triển khai xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Chỉ thị số 25 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn trong tình hình mới"... đến 100% cơ sở hội và hội viên phụ nữ toàn tỉnh.
Các hoạt động tuyên truyền PBGDPL phần lớn được các cấp hội lồng ghép vào các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao… Trong 3 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức được 2.734 cuộc tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cho trên 300.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm; phối hợp với ngành công an, tư pháp tổ chức 150 buổi tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại cơ sở; phát hành trên 80.000 tờ rơi, 3.000 cuốn tranh lật, 1.500 áp phích về phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm, mua, bán người, xâm hại tình dục trẻ em tới 100% cơ sở hội; thực hiện tuyên truyền hơn 760 tin, bài, ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội facebook, zalo...
Trong những tháng đầu năm 2022, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh và công an các huyện tổ chức 10 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng năng tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và các nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mua, bán người cho trên 800 cán bộ, hội viên phụ nữ; phối hợp với tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam triển khai các hoạt động thuộc Dự án "Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới”.
Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phát động Cuộc thi "Hành trang an toàn - Điểm đến bình an" trong 8 trường THCS và THPT tại 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; tổ chức 1 Hội thi "Tìm hiểu kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình” tại huyện Văn Chấn, thu hút gần 100 người tham dự.
Bên cạnh đó, các cấp hội còn duy trì thực hiện có hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ (CLB) an toàn cho phụ nữ và trẻ em như: CLB "Gia đình hạnh phúc”; CLB "Gia đình 5 không, 3 sạch”; CLB "Phòng, chống bạo lực gia đình”, CLB "Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, mô hình "Hướng tới gia đình toàn mỹ”.
Đồng thời, thành lập được 407 tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng với 6.421 thành viên; 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội với 1.250 thành viên.
Qua đó, các cấp hội thường xuyên nắm bắt được tình hình dư luận xã hội, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền PBGDPL tại cơ sở; vận động cán bộ, hội viên tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Vì bình đẳng giới...
Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và mua bán người...
Theo Báo Yên Bái
Điển hình là các mô hình, câu lạc bộ an toàn cho phụ nữ và trẻ em; thành lập được 407 tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng, 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội.Với đặc thù là tổ chức chính trị - xã hội có nhiều hội viên sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dễ phát sinh và tiềm ẩn tệ nạn xã hội liên quan trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em gái như ma túy, mại dâm, mua bán người, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em…, Hội Liên Phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.
Hàng năm, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Hội LHPN tỉnh ban hành các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động.
Cùng với đó, Hội chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh thực hiện Đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”; triển khai xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Chỉ thị số 25 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn trong tình hình mới"... đến 100% cơ sở hội và hội viên phụ nữ toàn tỉnh.
Các hoạt động tuyên truyền PBGDPL phần lớn được các cấp hội lồng ghép vào các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao… Trong 3 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức được 2.734 cuộc tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cho trên 300.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm; phối hợp với ngành công an, tư pháp tổ chức 150 buổi tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại cơ sở; phát hành trên 80.000 tờ rơi, 3.000 cuốn tranh lật, 1.500 áp phích về phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm, mua, bán người, xâm hại tình dục trẻ em tới 100% cơ sở hội; thực hiện tuyên truyền hơn 760 tin, bài, ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội facebook, zalo...
Trong những tháng đầu năm 2022, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh và công an các huyện tổ chức 10 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng năng tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và các nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội, ma túy, mua, bán người cho trên 800 cán bộ, hội viên phụ nữ; phối hợp với tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam triển khai các hoạt động thuộc Dự án "Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân để cải thiện việc tiếp cận hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới”.
Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phát động Cuộc thi "Hành trang an toàn - Điểm đến bình an" trong 8 trường THCS và THPT tại 2 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; tổ chức 1 Hội thi "Tìm hiểu kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình” tại huyện Văn Chấn, thu hút gần 100 người tham dự.
Bên cạnh đó, các cấp hội còn duy trì thực hiện có hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ (CLB) an toàn cho phụ nữ và trẻ em như: CLB "Gia đình hạnh phúc”; CLB "Gia đình 5 không, 3 sạch”; CLB "Phòng, chống bạo lực gia đình”, CLB "Giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”, mô hình "Hướng tới gia đình toàn mỹ”.
Đồng thời, thành lập được 407 tổ tự quản của phụ nữ tại cộng đồng với 6.421 thành viên; 186 tổ phản ứng nhanh dư luận xã hội với 1.250 thành viên.
Qua đó, các cấp hội thường xuyên nắm bắt được tình hình dư luận xã hội, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý kịp thời các tình huống liên quan đến đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền PBGDPL tại cơ sở; vận động cán bộ, hội viên tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Vì bình đẳng giới...
Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên; kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và mua bán người...