CTTĐT - Những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại các địa bàn trọng điểm được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng, theo đó đã lựa chọn 20/173 xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Mô hình “camera an ninh” xã Yên Hợp được xây dựng từ nguồn kinh phí xã hội hóa, ủng hộ của các doanh nghiệp, cán bộ và nhân dân góp phần giám sát an ninh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại địa bàn
Với nhiều hình thức phong phú như thông qua các hội nghị tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động và các cuộc họp tại thôn, bản, tổ dân phố, lực lượng công an tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nâng cao nhận thức, tích cực phòng ngừa, tố giác tội phạm; cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm. Nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp, thiết thực với đời sống của nhân dân như: công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản; trật tự an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em, tín dụng đen, mua bán người và các tệ nạn xã hội khác; phòng chống cháy nổ, trật tự văn minh đô thị, trật tự xây dựng... Các buổi tuyên truyền đã giúp cho người dân tại các địa bàn trọng điểm nâng cao ý thức tự phòng, tự bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, tích cực tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật.
Kết quả qua sau 5 năm thực hiện, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức 1.002 hội nghị với 71.291 người tham gia. Sở Tư pháp tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL tại các xã chỉ đạo điểm của tỉnh với 407 người tham gia, cụ thể: xã Tú Lệ (Văn Chấn), xã Mông Sơn (Yên Bình), xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái). Lực lượng công an tại 20 địa bàn được lựa chọn đã tổ chức 807 buổi học tập tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho trên 141.900 lượt người tham gia học tập, ký cam kết thực hiện các nội quy về đảm bảo ANTT tại cơ sở; làm rõ 143 vụ/181 đối tượng phạm tội về trật tự xã hội; bắt giữ, xử lý 54 vụ/74 đối tượng phạm tội về ma túy; lập hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính đối với 232 vụ/399 lượt người vi phạm; tiếp nhận, xử lý 286/286 tố giác, tin báo về tội phạm theo đúng quy định. Huyện Trạm Tấu tổ chức 362 cuộc với 23.702 người tham dự. Huyện Yên Bình tổ chức 282 cuộc với 18.633 người tham dự. Huyện Văn Yên tổ chức 207 cuộc với 21.000 người; phát hành 3.083 bản tài liệu và 378.802 tờ rời...
Các địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đã xây dựng được 48 mô hình trong Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở, có tính xã hội hóa cao được triển khai thực hiện và được nhân dân đồng tình, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, điển hình như: "Zalo an ninh” và "Camera an ninh” tại phường Nguyễn Thái Học; "Camera an ninh” tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái; "Bóng điện an ninh” tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; "Tổ nhân dân tự quản về ANTT” tại phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ...; hòa giải ở cơ sở tại xã Bản Mù và xã Túc Đán huyện Trạm Tấu; "Xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT”, "Hương ước, quy ước khu dân cư, thôn xóm về ANTT; phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội và hủ tục”, phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức sinh hoạt diễn đàn "Tôi là đoàn viên”, "Khi tôi 18”, "Thanh niên với công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội” huyện Văn Yên; xây dựng và duy trì 3 mô hình phòng chống tội phạm, 13 mô hình "Tổ nhân dân tự quản về ANTT” tại các xã trọng điểm huyện Yên Bình.
Từ những kết quả trên cho thấy công tác tuyên truyền PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân, phát huy vai trò trong công tác đảm bảo ANTT tại cơ sở; đồng thời, góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại các địa bàn trọng điểm được tỉnh Yên Bái quan tâm, chú trọng, theo đó đã lựa chọn 20/173 xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.Với nhiều hình thức phong phú như thông qua các hội nghị tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động và các cuộc họp tại thôn, bản, tổ dân phố, lực lượng công an tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ, công nhân viên, người lao động nâng cao nhận thức, tích cực phòng ngừa, tố giác tội phạm; cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm. Nội dung tuyên truyền đảm bảo phù hợp, thiết thực với đời sống của nhân dân như: công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản; trật tự an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em, tín dụng đen, mua bán người và các tệ nạn xã hội khác; phòng chống cháy nổ, trật tự văn minh đô thị, trật tự xây dựng... Các buổi tuyên truyền đã giúp cho người dân tại các địa bàn trọng điểm nâng cao ý thức tự phòng, tự bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, tích cực tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật.
Kết quả qua sau 5 năm thực hiện, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức 1.002 hội nghị với 71.291 người tham gia. Sở Tư pháp tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL tại các xã chỉ đạo điểm của tỉnh với 407 người tham gia, cụ thể: xã Tú Lệ (Văn Chấn), xã Mông Sơn (Yên Bình), xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái). Lực lượng công an tại 20 địa bàn được lựa chọn đã tổ chức 807 buổi học tập tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho trên 141.900 lượt người tham gia học tập, ký cam kết thực hiện các nội quy về đảm bảo ANTT tại cơ sở; làm rõ 143 vụ/181 đối tượng phạm tội về trật tự xã hội; bắt giữ, xử lý 54 vụ/74 đối tượng phạm tội về ma túy; lập hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm hành chính đối với 232 vụ/399 lượt người vi phạm; tiếp nhận, xử lý 286/286 tố giác, tin báo về tội phạm theo đúng quy định. Huyện Trạm Tấu tổ chức 362 cuộc với 23.702 người tham dự. Huyện Yên Bình tổ chức 282 cuộc với 18.633 người tham dự. Huyện Văn Yên tổ chức 207 cuộc với 21.000 người; phát hành 3.083 bản tài liệu và 378.802 tờ rời...
Các địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đã xây dựng được 48 mô hình trong Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở, có tính xã hội hóa cao được triển khai thực hiện và được nhân dân đồng tình, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực, điển hình như: "Zalo an ninh” và "Camera an ninh” tại phường Nguyễn Thái Học; "Camera an ninh” tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái; "Bóng điện an ninh” tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; "Tổ nhân dân tự quản về ANTT” tại phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ...; hòa giải ở cơ sở tại xã Bản Mù và xã Túc Đán huyện Trạm Tấu; "Xây dựng khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về ANTT”, "Hương ước, quy ước khu dân cư, thôn xóm về ANTT; phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội và hủ tục”, phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức sinh hoạt diễn đàn "Tôi là đoàn viên”, "Khi tôi 18”, "Thanh niên với công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội” huyện Văn Yên; xây dựng và duy trì 3 mô hình phòng chống tội phạm, 13 mô hình "Tổ nhân dân tự quản về ANTT” tại các xã trọng điểm huyện Yên Bình.
Từ những kết quả trên cho thấy công tác tuyên truyền PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân, phát huy vai trò trong công tác đảm bảo ANTT tại cơ sở; đồng thời, góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn./.