CTTĐT - Hiện nay với sự bùng nổ của mạng xã hội, thủ đoạn của các nhóm đối tượng mua bán người ngày càng tinh vi và xảo quyệt, đặc biệt là nạn mua bán người qua không gian mạng.
Cảnh báo về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội
Theo cơ quan công an, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng tội phạm là sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook… để kết nối, dụ dỗ các nạn nhân sập bẫy. Các đối tượng trong các đường dây mua bán người thường sử dụng chiêu thức như lợi dụng những mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn rủ đi làm ăn xa, hợp tác làm ăn, tìm “việc nhẹ, lương cao”; giả vờ làm quen, yêu đương rồi đem bán; môi giới hôn nhân giả, hứa hẹn gả chồng giàu có, cho con nuôi, đi du lịch, du học… Bên cạnh đó, các đối tượng còn thiết lập các đường dây mua bán trẻ sơ sinh; đường dây lừa các thanh, thiếu niên ở khu vực thành phố tham gia vào hoạt động mại dâm, tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia để đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.
Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy. Chủ yếu nạn nhân bị mua bán do bị “lừa” mà khi phát hiện đã ở tình trạng “khó có thể trốn thoát”.
Phần lớn các đối tượng có liên quan đến các hoạt động mua bán người đã từng ra nước ngoài như đi xuất khẩu lao động hoặc từng là nạn nhân trong các đường dây mua bán người hoặc có mối quan hệ với người thân từ nước ngoài… Do có những mối quan hệ này nên khi có cơ hội các đối tượng đã thực hiện nhằm trục lợi.
Bởi vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn; nhiệm vụ phòng, chống mua bán người phải là một nội dung thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người,... để nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Cùng với đó, mỗi người dân cần tự giác, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm mua bán người; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng; nâng cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân trước những phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người. Người dân cũng nên cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay với sự bùng nổ của mạng xã hội, thủ đoạn của các nhóm đối tượng mua bán người ngày càng tinh vi và xảo quyệt, đặc biệt là nạn mua bán người qua không gian mạng.Theo cơ quan công an, thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng tội phạm là sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook… để kết nối, dụ dỗ các nạn nhân sập bẫy. Các đối tượng trong các đường dây mua bán người thường sử dụng chiêu thức như lợi dụng những mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn rủ đi làm ăn xa, hợp tác làm ăn, tìm “việc nhẹ, lương cao”; giả vờ làm quen, yêu đương rồi đem bán; môi giới hôn nhân giả, hứa hẹn gả chồng giàu có, cho con nuôi, đi du lịch, du học… Bên cạnh đó, các đối tượng còn thiết lập các đường dây mua bán trẻ sơ sinh; đường dây lừa các thanh, thiếu niên ở khu vực thành phố tham gia vào hoạt động mại dâm, tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia để đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.
Có thể khẳng định phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, xảo quyệt nhưng về mặt bản chất, đa số các vụ lừa nạn nhân nhằm mục đích mua bán đều nhằm vào hai điểm yếu “tình” hoặc “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy. Chủ yếu nạn nhân bị mua bán do bị “lừa” mà khi phát hiện đã ở tình trạng “khó có thể trốn thoát”.
Phần lớn các đối tượng có liên quan đến các hoạt động mua bán người đã từng ra nước ngoài như đi xuất khẩu lao động hoặc từng là nạn nhân trong các đường dây mua bán người hoặc có mối quan hệ với người thân từ nước ngoài… Do có những mối quan hệ này nên khi có cơ hội các đối tượng đã thực hiện nhằm trục lợi.
Bởi vậy, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn; nhiệm vụ phòng, chống mua bán người phải là một nội dung thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người,... để nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Cùng với đó, mỗi người dân cần tự giác, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm mua bán người; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng; nâng cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân trước những phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người. Người dân cũng nên cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.