CTTĐT - Hiện nay, tình trạng mua bán người diễn biến ngày càng phức tạp, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Luật Phòng, chống mua bán người đã quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
Hãy cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn tệ nạn mua bán người
Theo đó, trách nhiệm của gia đình được quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống mua bán người cụ thể như sau:
+ Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
+ Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
+ Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
+ Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người cụ thể như sau:
+ Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học
+ Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hoà nhập cộng đồng
+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, tình trạng mua bán người diễn biến ngày càng phức tạp, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Luật Phòng, chống mua bán người đã quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống mua bán người. Theo đó, trách nhiệm của gia đình được quy định tại Điều 13 Luật Phòng, chống mua bán người cụ thể như sau:
+ Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
+ Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
+ Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
+ Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng, chống mua bán người được quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người cụ thể như sau:
+ Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học
+ Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hoà nhập cộng đồng
+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.