CTTĐT - Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người được triển khai đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng mua bán người vẫn diễn ra với phương thức thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi hơn.
Các thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi
Tình hình tội phạm mua bán người diễn biến tương đối phức tạp và có xu hướng gia tăng, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến những quyền cơ bản nhất của con người, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của an sinh xã hội và là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.
Các đối tượng mua bán người sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, như: sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook… để kết nối, dụ dỗ đưa người ra nước ngoài với vỏ bọc đi du lịch; lập hội, nhóm kín “cho và nhận con nuôi”, tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn; tìm kiếm việc làm, “việc nhẹ lương cao”, trị bệnh… Sau khi con mồi “mắc bẫy”, đưa sang nước ngoài, chúng khống chế, buộc phải lao động nặng nhọc, hoạt động mại dâm, bán nội tạng, đẻ thuê …
Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa, thiếu hiểu biết pháp luật, muốn có công việc lương cao, nhàn nhã; không ít nạn nhân là các phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc có cuộc sống gia đình đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng; các em nữ ở tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống…
Để đấu tranh, phòng chống mua bán người hiệu quả cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sự tham gia tích cực và sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp Nhân dân. Trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn. Triển khai quyết liệt các phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, nhất là trên không gian mạng. Làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người; nhanh chóng điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người. Thực hiện hiệu quả các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, cư trú, xuất nhập cảnh… và ứng dụng, kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm chủ động từ khâu phòng ngừa, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở để ngăn chặn tội phạm mua bán người…
Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người… để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người. Tự bảo vệ chính bản thân mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm mua bán người; tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm mua bán người; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng.
Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người vượt biên trái phép, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người được triển khai đồng bộ, quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng mua bán người vẫn diễn ra với phương thức thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi hơn. Tình hình tội phạm mua bán người diễn biến tương đối phức tạp và có xu hướng gia tăng, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến những quyền cơ bản nhất của con người, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của an sinh xã hội và là nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác.
Các đối tượng mua bán người sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, như: sử dụng mạng xã hội Zalo, Facebook… để kết nối, dụ dỗ đưa người ra nước ngoài với vỏ bọc đi du lịch; lập hội, nhóm kín “cho và nhận con nuôi”, tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn; tìm kiếm việc làm, “việc nhẹ lương cao”, trị bệnh… Sau khi con mồi “mắc bẫy”, đưa sang nước ngoài, chúng khống chế, buộc phải lao động nặng nhọc, hoạt động mại dâm, bán nội tạng, đẻ thuê …
Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa, thiếu hiểu biết pháp luật, muốn có công việc lương cao, nhàn nhã; không ít nạn nhân là các phụ nữ quá lứa, nhỡ thì hoặc có cuộc sống gia đình đổ vỡ, bị tổn thương về tình cảm nên có tư tưởng chán nản, bi quan, thất vọng; các em nữ ở tuổi mới lớn chưa có nhiều kinh nghiệm sống…
Để đấu tranh, phòng chống mua bán người hiệu quả cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sự tham gia tích cực và sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp Nhân dân. Trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần xác định công tác phòng, chống tội phạm mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kiên trì, cần thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn. Triển khai quyết liệt các phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, nhất là trên không gian mạng. Làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố về tội phạm mua bán người; nhanh chóng điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người. Thực hiện hiệu quả các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, cư trú, xuất nhập cảnh… và ứng dụng, kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm chủ động từ khâu phòng ngừa, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, từ cơ sở để ngăn chặn tội phạm mua bán người…
Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tăng cường thời lượng, tần suất thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người… để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết được âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người. Tự bảo vệ chính bản thân mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm mua bán người; tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm mua bán người; hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng.
Khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người vượt biên trái phép, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý.