Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg (ngày 30-3-2022) phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có những hành động cụ thể để hoạt động truyền thông chính sách được thực hiện từ sớm, từ xa. Từ đó, tạo đồng thuận trong xã hội, xây dựng ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
Quang cảnh Hội thảo giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tháng 5-2023. Ảnh: Lê Mận
Tạo đồng thuận xã hội
Thời gian qua, việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp về xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương. Cách làm này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số văn bản quy phạm pháp luật dù thực hiện xong quy trình xây dựng dự thảo nhưng ngay sau khi ban hành đã xuất hiện ý kiến trái chiều từ cộng đồng xã hội.
Sau khi Quyết định số 407/QĐ-TTg được ban hành, hạn chế trên đã bước đầu được cải thiện. Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Vệ Quốc cho hay, Bộ Tư pháp đã quán triệt, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg. Kết quả cho thấy, hầu hết các bộ, ngành, địa phương quan tâm, ban hành kế hoạch thực hiện hoặc lồng ghép trong kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị mình. Đặc biệt, Hà Nội là địa phương tích cực đi đầu, ban hành kế hoạch truyền thông đối với một số dự thảo luật, nhất là dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng đã xây dựng chương trình truyền thông về một số dự thảo văn bản pháp quy có tác động lớn đến đời sống người dân như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), góp phần nâng cao chất lượng văn bản, tạo đồng thuận xã hội.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đào Ngọc Chuyền, với số lượng hội viên gần 17.000 người, đội ngũ luật sư đã và đang truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của liên đoàn và các đoàn luật sư. Các hình thức như hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo... cũng đã giúp các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách, văn bản pháp luật, từ đó đồng thuận và có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cần trở thành một khâu bắt buộc
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho hay, việc triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg phù hợp với chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống, trong đó bảo đảm gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Tại Hà Nội, qua hơn một năm thực hiện, Sở Tư pháp đã chủ trì tổ chức tập huấn cho hơn 270 báo cáo viên pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho công chức pháp chế ở các sở, ban, ngành, đơn vị, cán bộ các ban của HĐND thành phố về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xây dựng văn bản... Để triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg hiệu quả hơn, theo Sở Tư pháp Hà Nội, cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức tiếp nhận việc góp ý, thông tin phản hồi đối với cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình xây dựng chính sách; đồng thời, quy định truyền thông dự thảo chính sách là một khâu bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Ở góc nhìn khác, ông Lê Vệ Quốc cho rằng, để có thể đưa thông tin truyền thông chính sách pháp luật một cách chủ động, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thông tấn báo chí bởi truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách. Có như vậy, hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật mới thực sự hiệu quả, kịp thời...
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, truyền thông không chỉ đóng vai trò quan trọng để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả, mà còn góp phần đưa chính sách vào cuộc sống. Để gia tăng hiệu quả việc truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, cần xác định nhiệm vụ, làm rõ nội dung, khoanh vùng đối tượng, tiếp cận thích ứng, phối hợp nhịp nhàng. Trong đó, cần huy động sự tham gia từ cơ sở của các hội đồng, chuyên gia tư vấn để đóng góp mạnh mẽ vào quá trình xây dựng pháp luật nói chung và truyền thông chính sách nói riêng; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc nâng cao nhận thức của các chủ thể chịu sự tác động của chính sách...
(Theo HNM)
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg (ngày 30-3-2022) phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có những hành động cụ thể để hoạt động truyền thông chính sách được thực hiện từ sớm, từ xa. Từ đó, tạo đồng thuận trong xã hội, xây dựng ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân và doanh nghiệp.Tạo đồng thuận xã hội
Thời gian qua, việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp về xây dựng chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương. Cách làm này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số văn bản quy phạm pháp luật dù thực hiện xong quy trình xây dựng dự thảo nhưng ngay sau khi ban hành đã xuất hiện ý kiến trái chiều từ cộng đồng xã hội.
Sau khi Quyết định số 407/QĐ-TTg được ban hành, hạn chế trên đã bước đầu được cải thiện. Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Vệ Quốc cho hay, Bộ Tư pháp đã quán triệt, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg. Kết quả cho thấy, hầu hết các bộ, ngành, địa phương quan tâm, ban hành kế hoạch thực hiện hoặc lồng ghép trong kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị mình. Đặc biệt, Hà Nội là địa phương tích cực đi đầu, ban hành kế hoạch truyền thông đối với một số dự thảo luật, nhất là dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng đã xây dựng chương trình truyền thông về một số dự thảo văn bản pháp quy có tác động lớn đến đời sống người dân như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), góp phần nâng cao chất lượng văn bản, tạo đồng thuận xã hội.
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đào Ngọc Chuyền, với số lượng hội viên gần 17.000 người, đội ngũ luật sư đã và đang truyền thông trên các phương tiện thông tin, truyền thông của liên đoàn và các đoàn luật sư. Các hình thức như hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo... cũng đã giúp các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách, văn bản pháp luật, từ đó đồng thuận và có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cần trở thành một khâu bắt buộc
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho hay, việc triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg phù hợp với chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và yêu cầu đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống, trong đó bảo đảm gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Tại Hà Nội, qua hơn một năm thực hiện, Sở Tư pháp đã chủ trì tổ chức tập huấn cho hơn 270 báo cáo viên pháp luật; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho công chức pháp chế ở các sở, ban, ngành, đơn vị, cán bộ các ban của HĐND thành phố về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xây dựng văn bản... Để triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg hiệu quả hơn, theo Sở Tư pháp Hà Nội, cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức tiếp nhận việc góp ý, thông tin phản hồi đối với cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình xây dựng chính sách; đồng thời, quy định truyền thông dự thảo chính sách là một khâu bắt buộc trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Ở góc nhìn khác, ông Lê Vệ Quốc cho rằng, để có thể đưa thông tin truyền thông chính sách pháp luật một cách chủ động, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thông tấn báo chí bởi truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách. Có như vậy, hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật mới thực sự hiệu quả, kịp thời...
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, truyền thông không chỉ đóng vai trò quan trọng để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả, mà còn góp phần đưa chính sách vào cuộc sống. Để gia tăng hiệu quả việc truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, cần xác định nhiệm vụ, làm rõ nội dung, khoanh vùng đối tượng, tiếp cận thích ứng, phối hợp nhịp nhàng. Trong đó, cần huy động sự tham gia từ cơ sở của các hội đồng, chuyên gia tư vấn để đóng góp mạnh mẽ vào quá trình xây dựng pháp luật nói chung và truyền thông chính sách nói riêng; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc nâng cao nhận thức của các chủ thể chịu sự tác động của chính sách...
(Theo HNM)