Những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) đã quan tâm hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế, người khuyết tật. Qua đó, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh hỗ trợ pháp lý tại một phiên tòa
Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Đây là chính sách lớn của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; là một bộ phận trong tổng thể các chính sách đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với cách mạng; chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Nhà nước ta.
Thời gian qua, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông về TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thực hiện các đợt truyền thông về TGPL đến các xã khu vực III; thôn, bản đặc biệt khó khăn để chủ động tiếp cận với người dân.
Tại các đợt truyền thông, các trợ giúp viên pháp lý có thể trực tiếp giải đáp một số vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, cung cấp thông tin pháp luật và tiếp nhận các yêu cầu TGPL; tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Nhờ đó, đông đảo người dân sẽ biết đến hoạt động TGPL và đến với Trung tâm khi có nhu cầu; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan tiến hành tố tụng, với chính quyền cấp xã; trao đổi thông tin, yêu cầu sự phối hợp của mạng lưới người hỗ trợ thực hiện TGPL tại cơ sở (cán bộ tư pháp, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng...).
Xây dựng cơ chế phối hợp với những người có các hoạt động liên quan đến công tác TGPL tại cơ sở (công chức tư pháp hộ tịch, cán bộ hội phụ nữ, hòa giải viên, công an xã, trưởng thôn, già làng, trưởng bản...) làm cầu nối giữa TGPL và người dân, để họ có thể cung cấp thông tin pháp luật về TGPL cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở. Đồng thời, Trung tâm cũng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại miền núi, vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn ngày càng tăng; yêu cầu về chất lượng, tính chuyên nghiệp của công tác trợ giúp cũng ngày càng cao.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thực hiện trợ giúp pháp lý 359 vụ việc cho 359 người được TGPL, tăng so với cùng kỳ năm trước 35 vụ việc. Số vụ việc thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
Sự tham gia của các trợ giúp viên pháp lý vào quá trình giải quyết vụ án đã góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan theo đúng quy định của pháp luật.
Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan truyền thông và chính quyền cơ sở với Trung tâm trong hoạt động TGPL ngày càng chặt chẽ, phát huy hiệu quả thiết thực. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL được bảo vệ, nhận thức pháp luật của cộng đồng dân cư từng bước được nâng lên.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) đã quan tâm hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế, người khuyết tật. Qua đó, thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Đây là chính sách lớn của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; là một bộ phận trong tổng thể các chính sách đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với cách mạng; chính sách xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Nhà nước ta.
Thời gian qua, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông về TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thực hiện các đợt truyền thông về TGPL đến các xã khu vực III; thôn, bản đặc biệt khó khăn để chủ động tiếp cận với người dân.
Tại các đợt truyền thông, các trợ giúp viên pháp lý có thể trực tiếp giải đáp một số vướng mắc pháp luật, hướng dẫn, cung cấp thông tin pháp luật và tiếp nhận các yêu cầu TGPL; tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về TGPL cho cán bộ chủ chốt cấp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Nhờ đó, đông đảo người dân sẽ biết đến hoạt động TGPL và đến với Trung tâm khi có nhu cầu; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan tiến hành tố tụng, với chính quyền cấp xã; trao đổi thông tin, yêu cầu sự phối hợp của mạng lưới người hỗ trợ thực hiện TGPL tại cơ sở (cán bộ tư pháp, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng...).
Xây dựng cơ chế phối hợp với những người có các hoạt động liên quan đến công tác TGPL tại cơ sở (công chức tư pháp hộ tịch, cán bộ hội phụ nữ, hòa giải viên, công an xã, trưởng thôn, già làng, trưởng bản...) làm cầu nối giữa TGPL và người dân, để họ có thể cung cấp thông tin pháp luật về TGPL cho người dân kịp thời ngay tại cơ sở. Đồng thời, Trung tâm cũng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu pháp luật và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại miền núi, vùng cao, khu vực đặc biệt khó khăn ngày càng tăng; yêu cầu về chất lượng, tính chuyên nghiệp của công tác trợ giúp cũng ngày càng cao.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã thực hiện trợ giúp pháp lý 359 vụ việc cho 359 người được TGPL, tăng so với cùng kỳ năm trước 35 vụ việc. Số vụ việc thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
Sự tham gia của các trợ giúp viên pháp lý vào quá trình giải quyết vụ án đã góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan theo đúng quy định của pháp luật.
Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan truyền thông và chính quyền cơ sở với Trung tâm trong hoạt động TGPL ngày càng chặt chẽ, phát huy hiệu quả thiết thực. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL được bảo vệ, nhận thức pháp luật của cộng đồng dân cư từng bước được nâng lên.