CTTĐT - Được xây dựng từ các tình tiết của những vụ án có thật, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thời gian qua, những "Phiên tòa giả định" do Huyện đoàn Văn Chấn tổ chức được xem là một trong những mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả đối với đoàn viên, thanh thiếu niên, đặc biệt là với những học sinh người dân tộc thiểu số.
Phiên tòa giả định tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 tại trường PTDT Bán trú TH & THCS xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn.
Để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên là sinh viên, học sinh trên địa bàn, thời gian qua huyện đoàn Văn Chấn đã có nhiều cách, nhiều mô hình tuyên truyền phát luật như: qua mạng xã hội, Zalo, Facebook, lồng ghép các buổi sinh hoạt đoàn và đặc biệt là tổ chức các phiên tòa giả định tại các trường học. Thông qua các hoạt động này, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên tiếp cận pháp luật một cách trực quan, sinh động để hiểu thêm về pháp luật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, vừa qua, Huyện đoàn Văn Chấn phối hợp với phòng Dân tộc huyện, Toà án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, phòng Giáo dục Văn Chấn, phòng Tư pháp, Công an huyện, UBND xã Nậm Lành, xã Suối Quyền tổ chức Phiên tòa giả định tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 tại các trường PTDT Bán trú TH & THCS xã Nậm Lành, trường PTDT Bán trú TH & THCS xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn.
Trong khuôn khổ phiên tòa giả định, Ban tổ chức đã trao 25 cờ Tổ quốc cho các em học sinh và nhân dân có câu trả lời đúng các câu hỏi về các quy định phòng, chống Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ban tổ chức cũng phát trên 500 tờ rơi, tuyên truyền về các chính sách pháp luật, các quy định phòng, chống Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân các dân tộc góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật nói chung đã có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cấp, các ngành và sự tích cực của các đồng chí là Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, nội dung này được triển khai dưới nhiều hình thức đem lại hiệu quả thiết thực cả về kiến thức pháp luật cũng như nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật.
Em Hoàng Văn Tùng chia sẻ: "Trước đây em có tham gia nhiều buổi tuyên truyền pháp luật ở trường học cũng như khu dân cư tổ chức. Nhưng đây là lần đầu tiên em dự buổi tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với hình thức phiên tòa giả định như thế này. Em thấy rất dễ hiểu, dễ nhớ bởi các tình huống xảy ra vi phạm ở điều nào, khoản nào. Từ đó giúp em hiểu biết sâu hơn để không vi phạm".
Việc tổ chức Chương trình Phiên tòa giả định là hết sức cần thiết để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành thực thi pháp luật, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, nhằm giúp cho nhân dân, các đoàn viên, thanh niên nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, từ đó hình thành ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật nói chung và Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 nói riêng.
“Phiên tòa giả định” là hình thức tuyên truyền thiết thực mang lại hiệu quả giáo dục, răn đe cao đối với thanh thiếu niên. Đây cũng là công cụ để Đoàn thanh niên và ngành chức năng tuyên truyền hiệu quả pháp luật trong tình hình hiện nay. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Được xây dựng từ các tình tiết của những vụ án có thật, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thời gian qua, những "Phiên tòa giả định" do Huyện đoàn Văn Chấn tổ chức được xem là một trong những mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả đối với đoàn viên, thanh thiếu niên, đặc biệt là với những học sinh người dân tộc thiểu số.Để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên là sinh viên, học sinh trên địa bàn, thời gian qua huyện đoàn Văn Chấn đã có nhiều cách, nhiều mô hình tuyên truyền phát luật như: qua mạng xã hội, Zalo, Facebook, lồng ghép các buổi sinh hoạt đoàn và đặc biệt là tổ chức các phiên tòa giả định tại các trường học. Thông qua các hoạt động này, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên tiếp cận pháp luật một cách trực quan, sinh động để hiểu thêm về pháp luật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, vừa qua, Huyện đoàn Văn Chấn phối hợp với phòng Dân tộc huyện, Toà án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, phòng Giáo dục Văn Chấn, phòng Tư pháp, Công an huyện, UBND xã Nậm Lành, xã Suối Quyền tổ chức Phiên tòa giả định tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2023 tại các trường PTDT Bán trú TH & THCS xã Nậm Lành, trường PTDT Bán trú TH & THCS xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn.
Trong khuôn khổ phiên tòa giả định, Ban tổ chức đã trao 25 cờ Tổ quốc cho các em học sinh và nhân dân có câu trả lời đúng các câu hỏi về các quy định phòng, chống Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ban tổ chức cũng phát trên 500 tờ rơi, tuyên truyền về các chính sách pháp luật, các quy định phòng, chống Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân các dân tộc góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật nói chung đã có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các cấp, các ngành và sự tích cực của các đồng chí là Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, nội dung này được triển khai dưới nhiều hình thức đem lại hiệu quả thiết thực cả về kiến thức pháp luật cũng như nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật.
Em Hoàng Văn Tùng chia sẻ: "Trước đây em có tham gia nhiều buổi tuyên truyền pháp luật ở trường học cũng như khu dân cư tổ chức. Nhưng đây là lần đầu tiên em dự buổi tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với hình thức phiên tòa giả định như thế này. Em thấy rất dễ hiểu, dễ nhớ bởi các tình huống xảy ra vi phạm ở điều nào, khoản nào. Từ đó giúp em hiểu biết sâu hơn để không vi phạm".
Việc tổ chức Chương trình Phiên tòa giả định là hết sức cần thiết để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành thực thi pháp luật, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật, nhằm giúp cho nhân dân, các đoàn viên, thanh niên nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, từ đó hình thành ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật nói chung và Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023 nói riêng.
“Phiên tòa giả định” là hình thức tuyên truyền thiết thực mang lại hiệu quả giáo dục, răn đe cao đối với thanh thiếu niên. Đây cũng là công cụ để Đoàn thanh niên và ngành chức năng tuyên truyền hiệu quả pháp luật trong tình hình hiện nay. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn./.