Để nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và người dân, những năm qua, huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, góp phần giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật, an ninh trật tự trên địa bàn luôn được giữ vững.
Cán bộ huyện Mù Cang Chải phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật đến người dân.
Để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL với những nội dung trọng tâm như: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 -2021”; kế hoạch số 09/KH-UBND huyện về thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL, hòa giải ở cơ sở năm 2023... Nội dung tuyên truyền còn được triển khai với nhiều nội dung trọng tâm như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng cháy chữa cháy; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Đất đai…
Hình thức tuyên truyền cũng được đa dạng hóa, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn khu dân cư như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, pa nô, áp phích, tọa đàm, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động… Từ năm 2013 đến nay, đã thực hiện tổng số trên 500 buổi tuyên truyền với trên 45.000 lượt người tham gia.
Để nội dung tuyên truyền bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tập trung phổ biến các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân; chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Công tác PBGDPL còn thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Ông Lý A Lử - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền PBGDPL cơ sở đã dần đi vào nề nếp, nội dung được bao quát trên tất cả các lĩnh vực nên đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi luôn xác định vấn đề của từng xã, thị trấn, kể cả những đối tượng cụ thể để tuyên truyền vận động nên nhiều năm qua trên địa bàn huyện không còn tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương, giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong đấu tranh, tố giác tội phạm và tích cực tham gia Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…”.
Những năm gần đây, vai trò, trách nhiệm của các ngành, tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền PBGDPL là rất lớn như: Công an huyện tập trung tuyên truyền về pháp luật hình sự, Luật Đặc xá, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan đến an ninh trật tự…; Huyện đoàn phối hợp với các cơ sở trường học tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, xây dựng cổng trường an toàn giao thông, tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ…; Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện tích cực tuyên truyền thông qua công tác hòa giải, các phiên tòa xét xử lưu động với các bộ luật như: Bộ luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng hành chính; Luật Hôn nhân và Gia đình…
Huyện còn thường xuyên phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Phòng Tư pháp huyện còn phối hợp với các xã, thị trấn kiện toàn 99 tổ hòa giải với 567 hòa giải viên. Hàng năm, các tổ hòa giải trực tiếp hòa giải gần 300 vụ, việc và hòa giải thành trên 95% vụ, việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư… góp phần tạo mối đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.
Ngoài ra, huyện còn duy trì hoạt động của 14 tủ sách pháp luật, trung bình mỗi tủ sách có trên 100 đầu sách các loại. Ủy ban MTTQ từ huyện đến cơ sở còn luôn là lực lượng nòng cốt trong việc kết nối phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong tuyên truyền, vận động gia đình và người dân chấp hành pháp luật. Từ đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đưa công tác tuyên truyền pháp luật trở thành nếp sống quen thuộc trong cộng đồng dân cư.
Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền PBGDPL với phương châm "Mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật”; tập trung tuyên truyền pháp luật đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở… góp phần nâng cao hiểu biết và chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn.
Theo Báo Yên Bái
Để nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và người dân, những năm qua, huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ở cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật, góp phần giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật, an ninh trật tự trên địa bàn luôn được giữ vững.Để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, hàng năm, Phòng Tư pháp huyện đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền PBGDPL với những nội dung trọng tâm như: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 -2021”; kế hoạch số 09/KH-UBND huyện về thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL, hòa giải ở cơ sở năm 2023... Nội dung tuyên truyền còn được triển khai với nhiều nội dung trọng tâm như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng cháy chữa cháy; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Đất đai…
Hình thức tuyên truyền cũng được đa dạng hóa, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn khu dân cư như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, pa nô, áp phích, tọa đàm, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động… Từ năm 2013 đến nay, đã thực hiện tổng số trên 500 buổi tuyên truyền với trên 45.000 lượt người tham gia.
Để nội dung tuyên truyền bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tập trung phổ biến các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân; chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Công tác PBGDPL còn thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Ông Lý A Lử - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền PBGDPL cơ sở đã dần đi vào nề nếp, nội dung được bao quát trên tất cả các lĩnh vực nên đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi luôn xác định vấn đề của từng xã, thị trấn, kể cả những đối tượng cụ thể để tuyên truyền vận động nên nhiều năm qua trên địa bàn huyện không còn tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương, giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong đấu tranh, tố giác tội phạm và tích cực tham gia Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…”.
Những năm gần đây, vai trò, trách nhiệm của các ngành, tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền PBGDPL là rất lớn như: Công an huyện tập trung tuyên truyền về pháp luật hình sự, Luật Đặc xá, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan đến an ninh trật tự…; Huyện đoàn phối hợp với các cơ sở trường học tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, xây dựng cổng trường an toàn giao thông, tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ…; Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện tích cực tuyên truyền thông qua công tác hòa giải, các phiên tòa xét xử lưu động với các bộ luật như: Bộ luật Hình sự; Luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng hành chính; Luật Hôn nhân và Gia đình…
Huyện còn thường xuyên phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tăng cường các hoạt động trợ giúp pháp lý đến địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Phòng Tư pháp huyện còn phối hợp với các xã, thị trấn kiện toàn 99 tổ hòa giải với 567 hòa giải viên. Hàng năm, các tổ hòa giải trực tiếp hòa giải gần 300 vụ, việc và hòa giải thành trên 95% vụ, việc liên quan đến tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư… góp phần tạo mối đoàn kết tình làng, nghĩa xóm.
Ngoài ra, huyện còn duy trì hoạt động của 14 tủ sách pháp luật, trung bình mỗi tủ sách có trên 100 đầu sách các loại. Ủy ban MTTQ từ huyện đến cơ sở còn luôn là lực lượng nòng cốt trong việc kết nối phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong tuyên truyền, vận động gia đình và người dân chấp hành pháp luật. Từ đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đưa công tác tuyên truyền pháp luật trở thành nếp sống quen thuộc trong cộng đồng dân cư.
Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền PBGDPL với phương châm "Mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật”; tập trung tuyên truyền pháp luật đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở… góp phần nâng cao hiểu biết và chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn.