CTTĐT- Trong giai đoạn 2016-2018 tỉnh đã tăng cường công tác truyền thông, giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm mua bán người, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người.
Tỉnh Yên Bái chú trọng tuyên truyền đến các chị em phụ nữ về nạn mua bán người.
Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức 15 cuộc truyền thông, thu hút trên 10.500 lượt người tham gia, 7.122 buổi tuyên truyền nhóm cho trên 400.000 lượt người tham gia về phòng chống tội phạm và phòng chống mua bán người tại các địa bàn trọng điểm; tổ chức trên 100 buổi tọa đàm, hội thảo cho gần 6.000 cán bộ, hội viên và người dân về kỹ năng phòng, chống mua bán người.
Tổ chức 359 lớp tập huấn về nâng cao năng lực và tuyên truyền phòng chống mua bán người cho 12.175 cán bộ, hội viên cơ sở; ký cam kết “Phòng chống tảo hôn và chấm dứt bạo lực đối với trẻ em gái”, “chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, “không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia tố giác tội phạm mua bán người”. Thông qua các buổi sinh hoạt đoàn, hội cơ sở, tuyên truyền và vận động các hội viên nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm mua bán người.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” với các hình thức và nội dung phong phú, góp phần tác động tích cực, hiệu quả tới công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
Thực hiện lồng ghép tuyên truyền nhiều lượt về phòng, chống mua bán người bằng xe loa lưu động tại cơ sở, kẻ vẽ hơn 1.100 m2 pano, cắt dán 400 băng zôn khẩu hiệu tuyên truyền, tổ chức chiếu phim tư liệu, xây dựng và biểu diễn các chương trình ca, múa nhạc, kịch, in và phát hành 02 bộ 600 cuốn “Hỏi đáp pháp luật”, 3.000 cuốn tranh lật, 20.000 tờ rơi, tờ gấp, 1.500 áp phích… có nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại các khu đông dân cư, các địa bàn trọng điểm, cơ sở thôn, bản. Biên soạn đĩa CD song ngữ Việt - Mông với nội dung tuyên truyền phòng chống mua bán người phát trên hệ thống Đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn (những nơi đông bào Mông sinh sống); Duy trì 1.695 đội văn nghệ quần chúng, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ có lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho 180.000 lượt người dân.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động dịch vụ văn hóa, các cơ sở lưu trú, phối hợp tuyên truyền phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người.
Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp đưa 07 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em ra xét xử lưu động tại các địa bàn trọng điểm. Các bị cáo phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em đều bị các cơ quan xét xử áp dụng hình phạt tù giam có thời hạn theo đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật, góp phần nâng cao tính giáo dục và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, theo đánh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay tình trạng mua bán người có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng tội phạm hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường phổ thông, đại học; thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber…) các đối tượng tiếp cận, rủ rê, giả vờ làm người yêu, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp… để lừa bán làm vợ, đẻ thuê, ép buộc làm mại dâm, cưỡng bức lao động vì thế công tác tuyên truyền về phòng chống mua bán người cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ cộng đồng.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong giai đoạn 2016-2018 tỉnh đã tăng cường công tác truyền thông, giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm mua bán người, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người. Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức 15 cuộc truyền thông, thu hút trên 10.500 lượt người tham gia, 7.122 buổi tuyên truyền nhóm cho trên 400.000 lượt người tham gia về phòng chống tội phạm và phòng chống mua bán người tại các địa bàn trọng điểm; tổ chức trên 100 buổi tọa đàm, hội thảo cho gần 6.000 cán bộ, hội viên và người dân về kỹ năng phòng, chống mua bán người.
Tổ chức 359 lớp tập huấn về nâng cao năng lực và tuyên truyền phòng chống mua bán người cho 12.175 cán bộ, hội viên cơ sở; ký cam kết “Phòng chống tảo hôn và chấm dứt bạo lực đối với trẻ em gái”, “chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, “không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia tố giác tội phạm mua bán người”. Thông qua các buổi sinh hoạt đoàn, hội cơ sở, tuyên truyền và vận động các hội viên nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm mua bán người.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” với các hình thức và nội dung phong phú, góp phần tác động tích cực, hiệu quả tới công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
Thực hiện lồng ghép tuyên truyền nhiều lượt về phòng, chống mua bán người bằng xe loa lưu động tại cơ sở, kẻ vẽ hơn 1.100 m2 pano, cắt dán 400 băng zôn khẩu hiệu tuyên truyền, tổ chức chiếu phim tư liệu, xây dựng và biểu diễn các chương trình ca, múa nhạc, kịch, in và phát hành 02 bộ 600 cuốn “Hỏi đáp pháp luật”, 3.000 cuốn tranh lật, 20.000 tờ rơi, tờ gấp, 1.500 áp phích… có nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại các khu đông dân cư, các địa bàn trọng điểm, cơ sở thôn, bản. Biên soạn đĩa CD song ngữ Việt - Mông với nội dung tuyên truyền phòng chống mua bán người phát trên hệ thống Đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn (những nơi đông bào Mông sinh sống); Duy trì 1.695 đội văn nghệ quần chúng, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ có lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho 180.000 lượt người dân.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động dịch vụ văn hóa, các cơ sở lưu trú, phối hợp tuyên truyền phát hiện, tố giác tội phạm mua bán người.
Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp đưa 07 vụ án mua bán người, mua bán trẻ em ra xét xử lưu động tại các địa bàn trọng điểm. Các bị cáo phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em đều bị các cơ quan xét xử áp dụng hình phạt tù giam có thời hạn theo đúng quy định, đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật, góp phần nâng cao tính giáo dục và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, theo đánh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hiện nay tình trạng mua bán người có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng tội phạm hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường phổ thông, đại học; thông qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber…) các đối tượng tiếp cận, rủ rê, giả vờ làm người yêu, lôi kéo đi du lịch, đi làm thuê thu nhập cao, xuất khẩu lao động với chi phí thấp… để lừa bán làm vợ, đẻ thuê, ép buộc làm mại dâm, cưỡng bức lao động vì thế công tác tuyên truyền về phòng chống mua bán người cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ cộng đồng.