Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Triển khai hiệu quả các đề án của Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020

02/10/2019 15:41:00 Xem cỡ chữ
Ngày 31/12/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2546/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016 - 2020. Trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện 05 Đề án gồm: (1) Truyền thông phòng, chống mua bán người, (2) Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, (3) Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, (4) Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người”, (5) Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người.

Đề án 1: “Truyền thông phòng, chống mua bán người” doBộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, với 4 chỉ tiêu, trong đó, đến năm 2020, đạt 75% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập ừung vào nhóm tuổi từ 14 - 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.

Đề án này gồm 2 tiểu đề án, gồm: Tiểu đề án “Truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng”, các hoạt động chính gồm: Xây dựng và thực hiện chuyên trang/chuyên mục về phòng, chống mua bán người trên các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương nhăm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân cách ứng phó khi gặp tình huông có dấu hiệu mua bán người xảy ra; xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thông thiêt chê vãn hóa cơ sở về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó giúp cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình; xây dựng hướng dẫn thực hiện phòng, chống mua bán người tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường họp có dấu hiệu mua bán người; khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hồn có yếu tố nước ngoài, cho nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường truyền thông về các nội dung liên quan đến mua bán người vì mục đích cưỡng bức lao động; định hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, Internet đăng tải bài viết về phòng, chống mua bán người của các cơ quan báo chí trên trang thông tin cá nhân, mạng xã hội để tăng cường hiệu quả truyền thông; tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức về phòng, chống mua bán người cho người làm công tác thông tin cơ sở, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tin đại chúng.

Tiểu đề án 2: “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, gồm các hoạt động: Thực hiện Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên triển khai tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới; các hoạt động truyền thông mang tính tương tác cao; hoàn thiện và tổ chức triển khai Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chông mua bán người đến cấp cơ sở, điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đôi tượng, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương, hỗ trợ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng, chống mua bán người; thu thập, nắm bắt kịp thời các thông tin và dấu hiệu liên quan đến mua bán người tại cộng đồng thông qua các mô hình hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; tư vấn nâng cao nhận thức cho nạn nhân, gia đình và cộng đồng về phòng, chổng mua bán người, góp phần hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng; khảo sát, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa có hiệu quả về mua bán người; trao đổi thông tin, kinh nghiệm với Hội phụ nữ các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung đường biên giói; huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng.

Đề án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” do Bộ Công an chủ trì, với 5 chỉ tiêu, cụ thể: Hàng năm, 100% các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người được các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn; 100% thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người chuyển đến cơ quan có thẩm quyền được phân loại, xử lý và những trường hợp có dấu hiệu tội phạm được xác minh theo luật định; Hàng năm, tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tồng số các vụ việc được phát hiện; Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được truy tố trên tổng số vụ do Viện Kiểm sát thụ lý; Hàng năm, đạt 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và xét xử trên tổng số vụ do Tòa án thụ lý.

Đề án gồm 3 tiểu đề án: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực nội địa”; “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo” và “Truy tổ và xét xử tội phạm mua bán người”

Đề án 3: “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” do Bộ Lao động “ Thương binh và Xã hội chủ trì, với 4 chỉ tiêu, gồm: 100% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; 100% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ chế độ theo quy định của pháp luật; 100% nạn nhân và người thân thích có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật; Đến năm 2020, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm xây dựng được các mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.

Đề án gồm 2 Tiểu đề án: ‘Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân” và “Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”.

Đề án 4: “Hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người” do Bộ Công an chủ trì, với 4 chỉ tiêu, gồm: 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hĩnh sự (sửa đổi) phần có liên quan đến tội phạm mua bán người, bảo vệ nạn nhân được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm với Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi); 100% cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp Trung ương và cấp tỉnh có ké hoạch triển khai và theo dõi thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), trong đó, có các quy định liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người và bảo vệ người bị hại trong vụ án mua bán người; 100% các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chổng mua bán người và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người được theo dõi thi hành và đánh giá hiệu quả; Hoàn thiện các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khả năng Việt Nam gia nhập Nghị định thư về chống người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không bổ sung cho Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC).

Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” do Bộ Công an chủ trì, với 4 chỉ tiêu: 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài phải được các cơ quan chức năng xem xét phối hợp với lực lượng thực thi pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết; 100% các điều ước quốc tể, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện; 100% các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được sơ kết, tổng kết theo định kỳ và có kế hoạch phối họp triển khai trong thời gian tiếp theo; Đến năm 2020, các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và xác định cơ chế hợp tác, cơ quan đầu mối được thực hiện ít nhất với 5 nước; ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc vàn bản hợp tác về phòng, chống mua bán người ít nhất với 2 nước.

Ban Biên tập