CTTĐT - Tình trạng tảo hôn tiềm ẩn nguy cơ cao đối với địa bàn các xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tập trung phần nhiều ở đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Tày.
Cán bộ xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải tuyên truyền cho người dân về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Những năm gần đây, một số trường hợp tảo hôn có ở cả dân tộc Kinh, sinh sống ở vùng II; độ tuổi tảo hôn thường xảy ra ở các đối tượng là học sinh học hết trung học cơ sở, phổ biến khoảng 15 tuổi.
Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình việc kết hôn của những người có họ trong phạm vi ba đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Các trường hợp hôn nhân cận huyết thống bao gồm các trường hợp: Con cô, con cậu lấy nhau; con của anh hoặc em trai và con của chị hoặc e gái lấy nhau; con chú lấy con bác; con dì lấy con cậu; con cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha lấy nhau.
Hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gene lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng do di truyền.
Một số bệnh thường gặp là mù mầu, không phân biệt được mầu sắc; bệnh bạch tạng, da vẩy nến, bệnh tan máu bẩm sinh, khèo tay, khèo chân.
2293 lượt xem
Ban Biên tập