Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động >> Kinh tế

Đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh

13/11/2019 08:41:52 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Thời gian qua, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đã khẳng định được là cơ quan có vai trò rất quan trọng đối với tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng và phát triển các KCN, tạo môi trường đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đưa các KCN trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khu công nghiệp phía Nam

Cùng với sự phát triển chung của các khu công nghiệp cả nước, các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Năm 2010, Yên Bái đã có 03 khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào quy hoạch các khu công nghiệp Quốc gia, đã có 10 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 06 dự án đi vào hoạt động sản xuất với giá trị sản xuất công nghiệp là 921,74 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 19,28% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; giá trị xuất khẩu đạt 8.390,71 USD, đóng góp ngân sách nhà nước gần 50 tỷ đồng.

Năm 2015, tổng số dự án đầu tư đăng ký là 21 dự án, trong đó có 13 dự án đi vào hoạt động, giá trị sản xuất công nghiệp là 1.529,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 20,4% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đóng góp ngân sách nhà nước 62,78 tỷ đồng.

Năm 2018, các khu công nghiệp tỉnh đã có 41 dự án đầu tư, trong đó có 15 dự án đi vào hoạt động, giá trị sản xuất công nghiệp là 2.316,57 tỷ đồng, đạt 24,4 % so với giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu hàng hóa là 22.636,07 USD; nộp cho ngân sách nhà nước là 89,22 tỷ đồng. Mặt khác các khu công nghiệp tác động rất tích cực thúc đẩy phát triển các loại dịch vụ, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội của người dân xung quanh khu công nghiệp được nâng cao rõ rệt.

Các Khu công nghiệp đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ người lao động. Lực lượng lao động trong Khu công nghiệp gia tăng cùng sự gia tăng các dự án hoạt động trong Khu công nghiệp, số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp năm 2015 là 1.073 lao động, đến năm 2018 là 2.091 lao động và tính đến hết tháng 6/2019, số lao động trong KCN là 3.050 người.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện, điện tử...

Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh ngày càng được cải thiện, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có năng lực đến tìm hiểu và đầu tư vào khu công nghiệp, chất lượng các dự án đầu tư được có chọn lọc và nâng cao.

Với các chính sách ưu đãi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi về hỗ trợ pháp lý, giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đã khởi sắc trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, số dự án và tổng vốn đầu tư hàng năm đều tăng. Tính đến nay, các Khu công nghiệp tỉnh đã thu hút 50 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 10.379 tỷ đồng. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài: 04 dự án, vốn đăng ký là 14,8 triệu USD; dự án có vốn đầu tư trong nước: 46 dự án, vốn đăng ký là 10.038 tỷ đồng; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đầu tư gồm: Chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, chế biến gỗ, may mặc... Qua đó, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuât khấu, tạo công ăn việc làm và góp phần vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Việc thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đã giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế, các chính sách ưu đãi đầu tư đã phát huy tác dụng khi các doanh nghiệp được ưu đãi có xu hướng đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp khác ở các chỉ tiêu như tạo việc làm, tăng trưởng doanh thu, năng suất lao động, giá trị gia tăng của lao động... các ưu đãi đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả phát triển KCN, Ban Quản lý các Khu công nghiệp đề nghị tiếp tục tăng cường phân cấp, giao nhiệm vụ trực tiếp từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối họp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Giao biên chế bổ sung để kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với Ban Quản lý khu công nghiệp, đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các Khu công nghiệp theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũa tỉnh.

Đồng thời cần rà soát lại quy hoạch quy hoạch chi tiết các KCN để đề xuất điều chỉnh các nội dung quy hoạch cho phù hợp. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng; bố trí nguồn lực phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh và tranh thủ lồng ghép tối đa các nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo quy hoạch. Tích cực mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư hạ tầng có năng lực mạnh về tài chính, có khả năng liên kết để cùng địa phương xây dựng hạ tầng và kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp. Tăng cường xúc tiến đầu tư theo định hướng chung của tỉnh; đa dạng hóa nhà đầu tư nước ngoài. Tập trung hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư hạ tầng; các dự án công nghiệp thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, đem lại hiệu quả cao về ngân sách; sử dụng tiết kiệm đất đai, tiêu hao ít năng lượng, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào ở địa phương..

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành để đảm bảo các ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được duy trì ở mức ổn định và hấp dẫn cho phát triển các Khu công nghiệp.

Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng hàng năm của địa phương, đa dạng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống người lao động Khu công nghiệp; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách khác có liên quan đến KCN; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường

1316 lượt xem
Ban Biên tập