CTTĐT- Trong giai đoạn 2014-2018, BHXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH. Qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy chính quyền địa phương; nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; chủ trương, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo BHXH, BHYT, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chính sách BHXH, BHYT hiện nay.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH thông qua nhiều hình thức
BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo đến các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh triển khai, phối hợp thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản của Chính phủ, bộ, ngành liên quan đến chính sách BHXH, BHYT tại địa phương. Hàng năm ký kết quy chế phối hợp thường xuyên với 26 sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyên truyền, phổ biến các nội dung về Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật an toàn vệ sinh lao động và nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm chính sách của người lao động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, chủ sử dụng lao động trong việc tham gia và chấp hành quy định của Nhà nước về BHXH.
Trong giai đoạn 2014-2015, BHXH tỉnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến đến trên 2.200 đơn vị sử dụng lao động; trên 47.100 lao người lao động tham gia BHXH bắt buộc và trên 2.400 lao động tham gia BHXH tự nguyện về những nội dung liên quan đến các chế độ chính sách cụ thể liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đơn vị, người lao động được biết. Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua các văn bản thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Lao động và một số nội dung trong các Luật khác liên quan; tuyên truyền thông qua hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, qua các cuộc thanh tra, kiểm tra; phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên minh hợp tác xã, Đoàn thanh niên; tuyên truyền trực quan thông qua treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tài liệu, sách, tờ rơi, tờ gấp...
Trong giai đoạn 2016-2018, BHXH tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng này thông qua việc phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; hội nghị, cuộc họp triển khai đến cán bộ chủ chốt; diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, đối thoại lãnh đạo; Hội nghị báo cáo viên do ngành Tuyên giáo tổ chức định kỳ và hệ thống báo chí hàng ngày. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên minh hợp tác xã, Đoàn thanh niên... tổ chức các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT đến người sử dụng lao động, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nên đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy chính quyền địa phương; mang đến cho người sử dụng lao động, người lao động, các nhóm đối tượng liên quan hiểu được đầy đủ hơn về trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về thực hiện chế độ BHXH cho người lao động; hạn chế tối đa được tình trạng cố tình trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH, BHTN hằng năm. Nhận thức của nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHXH đã thay đổi căn bản, người lao động đã thấy rõ trách nhiệm và đòi hỏi người sử dụng lao động phải thực hiện chính sách để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhân dân đã tích cực tham gia BHXH mang lợi ích cho mình, cho gia đình và chia sẻ với cộng đồng ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH ở một số địa phương, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Các hoạt động tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp, đa dạng về hình thức nhưng nội dung tuyên truyền còn chưa thực sự phù hợp với nhóm đối tượng tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số... dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH ở nhiều doanh nghiệp; chủ sử dụng lao động, một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT như: không đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, lập danh sách đóng BHXH không đủ số người, đăng ký không đúng mức lương, phụ cấp lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT đã làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH, BHYT; ảnh hưởng đến việc khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình, dẫn đến số người tăng mới tham gia BHXH hàng năm chưa cao.
Bên cạnh đó với đặc điểm là một tỉnh miền núi với trên 50% là đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cán bộ viên chức của cơ quan BHXH ở cấp huyện còn mỏng, chủ yếu tập trung làm nghiệp vụ; chưa có cán bộ làm công tác tuyên truyền chuyên trách, chưa có trình độ tương ứng; đội ngũ cộng tác viên ngoài ngành ít được tập huấn nên chưa thực sự có nhiều đổi mới trong cách thức truyền thông để phù hợp với nhóm đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương... cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH.
Trong thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH; Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH cho người sử dụng lao động và người lao động; Tiếp tục đổi mới các nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng để nâng cao tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền BHXH. Qua đó nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền chính sách BHXH ở địa phương, nâng cao hiểu biết của mọi người dân về chính sách BHXH. Phấn đấu năm 2019 có 55.400 người tham gia BHXH bắt buộc; 43.600 người tham gia BHTN và 6.000 người tham gia BHXH tự nguyện.
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Trong giai đoạn 2014-2018, BHXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH. Qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy chính quyền địa phương; nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; chủ trương, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo BHXH, BHYT, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về chính sách BHXH, BHYT hiện nay.BHXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo đến các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh triển khai, phối hợp thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và các văn bản của Chính phủ, bộ, ngành liên quan đến chính sách BHXH, BHYT tại địa phương. Hàng năm ký kết quy chế phối hợp thường xuyên với 26 sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyên truyền, phổ biến các nội dung về Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật an toàn vệ sinh lao động và nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm chính sách của người lao động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, chủ sử dụng lao động trong việc tham gia và chấp hành quy định của Nhà nước về BHXH.
Trong giai đoạn 2014-2015, BHXH tỉnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến đến trên 2.200 đơn vị sử dụng lao động; trên 47.100 lao người lao động tham gia BHXH bắt buộc và trên 2.400 lao động tham gia BHXH tự nguyện về những nội dung liên quan đến các chế độ chính sách cụ thể liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đơn vị, người lao động được biết. Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua các văn bản thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Lao động và một số nội dung trong các Luật khác liên quan; tuyên truyền thông qua hội nghị, tập huấn nghiệp vụ, qua các cuộc thanh tra, kiểm tra; phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên minh hợp tác xã, Đoàn thanh niên; tuyên truyền trực quan thông qua treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tài liệu, sách, tờ rơi, tờ gấp...
Trong giai đoạn 2016-2018, BHXH tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng này thông qua việc phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; hội nghị, cuộc họp triển khai đến cán bộ chủ chốt; diễn đàn, tọa đàm, hội thảo, đối thoại lãnh đạo; Hội nghị báo cáo viên do ngành Tuyên giáo tổ chức định kỳ và hệ thống báo chí hàng ngày. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên minh hợp tác xã, Đoàn thanh niên... tổ chức các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT đến người sử dụng lao động, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nên đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy chính quyền địa phương; mang đến cho người sử dụng lao động, người lao động, các nhóm đối tượng liên quan hiểu được đầy đủ hơn về trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về thực hiện chế độ BHXH cho người lao động; hạn chế tối đa được tình trạng cố tình trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH, BHTN hằng năm. Nhận thức của nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHXH đã thay đổi căn bản, người lao động đã thấy rõ trách nhiệm và đòi hỏi người sử dụng lao động phải thực hiện chính sách để tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhân dân đã tích cực tham gia BHXH mang lợi ích cho mình, cho gia đình và chia sẻ với cộng đồng ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH ở một số địa phương, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Các hoạt động tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp, đa dạng về hình thức nhưng nội dung tuyên truyền còn chưa thực sự phù hợp với nhóm đối tượng tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số... dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH ở nhiều doanh nghiệp; chủ sử dụng lao động, một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT như: không đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, lập danh sách đóng BHXH không đủ số người, đăng ký không đúng mức lương, phụ cấp lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT đã làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH, BHYT; ảnh hưởng đến việc khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình, dẫn đến số người tăng mới tham gia BHXH hàng năm chưa cao.
Bên cạnh đó với đặc điểm là một tỉnh miền núi với trên 50% là đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cán bộ viên chức của cơ quan BHXH ở cấp huyện còn mỏng, chủ yếu tập trung làm nghiệp vụ; chưa có cán bộ làm công tác tuyên truyền chuyên trách, chưa có trình độ tương ứng; đội ngũ cộng tác viên ngoài ngành ít được tập huấn nên chưa thực sự có nhiều đổi mới trong cách thức truyền thông để phù hợp với nhóm đối tượng và tình hình thực tế ở địa phương... cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH.
Trong thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH; Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH cho người sử dụng lao động và người lao động; Tiếp tục đổi mới các nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng để nâng cao tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền BHXH. Qua đó nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền chính sách BHXH ở địa phương, nâng cao hiểu biết của mọi người dân về chính sách BHXH. Phấn đấu năm 2019 có 55.400 người tham gia BHXH bắt buộc; 43.600 người tham gia BHTN và 6.000 người tham gia BHXH tự nguyện.