CTTĐT - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế”, những thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công trên địa bàn thành phố Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, đồng thời tích cực tham gia công tác xã hội, trở thành những người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng.
Các thương, bệnh binh, người có công tiêu biểu nhận Giấy khen của UBND thành phố
Năm 1971, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông Nguyễn Danh Phú ở thôn Hợp Thành xã Tuy Lộc đã lên đường vào Nam chiến đấu. Có mặt trên chiến trường Quân khu 5, rồi sang nước bạn Lào, Campuchia. Sau khi chiến tranh kết thúc ông trở về quê hương và là bệnh binh hạng 2. Năm 1988 khi về nghỉ chế độ, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào ở địa phương. Được sự tín nhiệm của Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng như của cán bộ, đảng viên trong thôn, đến nay ông có trên 10 năm làm bí thư chi bộ. Ông luôn nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động của địa phương. Theo ông thì những năm qua, các gia đình chính sách trên địa bàn thường xuyên nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong mọi chế độ, chính sách, được quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế, hỗ trợ xây dựng nhà ở. Trước sự quan tâm ấy, ông và những gia đình chính sách trên địa bàn sẽ cố gắng hết mình tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của địa phương.
Thương binh Tạ Văn Cố giới thiệu mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình
Thương binh hạng ¾, Tạ Văn Cố ở thôn Bảo Tân xã Minh Bảo, tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967, đi khắp các chiến trường từ Khe Sanh- Quảng Trị, Đường Chín- Nam Lào đến chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau khi giải phóng miền Nam, ông tình nguyện sang giúp đỡ nước bạn Camphuchia. Trở về địa phương năm 1986 rồi lên Yên Bái lập nghiệp. Thực hiện lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, thương binh Tạ Văn Cố đã tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, với mong muốn mình không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Năm 2013, gia đình ông được hỗ trợ 40 triệu đồng theo Quyết định 22 của Chính phủ. Có được ngôi nhà để “an cư”, ông càng cố gắng vươn lên. Ở cái tuổi gần 70, ông Cố vẫn tích cực trồng rừng, chăn nuôi. Đến nay gia đình ông có 3ha rừng với các loại cây keo, quế, nuôi thủy sản với diện tích 0,5 ha, nuôi 7 con bò, kinh tế gia đình ngày một khấm khá, ông là một trong những tấm gương thương binh tiêu biểu của xã Minh Bảo
Đối với thương binh hạng 2/4, Trần Văn Tỳ ở tổ 8 phường Đồng Tâm, nhập ngũ năm 1972, tham gia sư đoàn 10 tại chiến trường Tây Nguyên, sau chiến tranh trở về địa phương với tỷ lệ thương tật lên 61%. Là một cán bộ ngân hàng, sau khi nghỉ chế độ với phẩm chất người lính cụ Hồ, còn sức còn cống hiến, ông đã tích cực tham gia công tác xã hội. Theo ông Tỳ thì đến nay được trở về địa phương sau chiến tranh là một niềm hạnh phúc. Hiện vẫn còn hàng ngàn đồng đội của ông vẫn còn đang nằm lại ở chiến trường. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách; phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan tỏa sâu rộng. Bản thân ông sau khi trở về địa phương phát huy tính Đảng cao, với tinh thần tàn nhưng không phế được Đảng giao nhiệm vụ, được tín nhiệm trong nhân dân thì vẫn tiếp tục cống hiến. Hiện ông là tấm gương tiêu biểu trong tham gia công tác xã hội ở phường Đồng Tâm. Ông đã có 3 khóa tham gia vào cấp ủy chi bộ tổ dân phố, trong đó có 2 khóa làm bí thư chi bộ, hiện ông còn là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Đồng Tâm. Trên cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ với tâm niệm cống hiến công sức trí tuệ góp phần nhỏ bé xây dựng phố phường phát triển.
Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều thương binh, bệnh binh gương mẫu trên địa bàn thành phố Yên Bái. Không chỉ đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, trong thời bình những thương, bệnh binh còn gương mẫu tích cực đóng góp công sức, trí tuệ, đi đầu trong phát triển kinh tế, tham gia công tác chính trị - xã hội ở địa phương. Họ là tấm gương sáng, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế.”
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế”, những thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công trên địa bàn thành phố Yên Bái đã nỗ lực vượt qua khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, đồng thời tích cực tham gia công tác xã hội, trở thành những người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng.Năm 1971, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông Nguyễn Danh Phú ở thôn Hợp Thành xã Tuy Lộc đã lên đường vào Nam chiến đấu. Có mặt trên chiến trường Quân khu 5, rồi sang nước bạn Lào, Campuchia. Sau khi chiến tranh kết thúc ông trở về quê hương và là bệnh binh hạng 2. Năm 1988 khi về nghỉ chế độ, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào ở địa phương. Được sự tín nhiệm của Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng như của cán bộ, đảng viên trong thôn, đến nay ông có trên 10 năm làm bí thư chi bộ. Ông luôn nhiệt tình, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động của địa phương. Theo ông thì những năm qua, các gia đình chính sách trên địa bàn thường xuyên nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong mọi chế độ, chính sách, được quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế, hỗ trợ xây dựng nhà ở. Trước sự quan tâm ấy, ông và những gia đình chính sách trên địa bàn sẽ cố gắng hết mình tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của địa phương.
Thương binh Tạ Văn Cố giới thiệu mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình
Thương binh hạng ¾, Tạ Văn Cố ở thôn Bảo Tân xã Minh Bảo, tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967, đi khắp các chiến trường từ Khe Sanh- Quảng Trị, Đường Chín- Nam Lào đến chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sau khi giải phóng miền Nam, ông tình nguyện sang giúp đỡ nước bạn Camphuchia. Trở về địa phương năm 1986 rồi lên Yên Bái lập nghiệp. Thực hiện lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, thương binh Tạ Văn Cố đã tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, với mong muốn mình không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Năm 2013, gia đình ông được hỗ trợ 40 triệu đồng theo Quyết định 22 của Chính phủ. Có được ngôi nhà để “an cư”, ông càng cố gắng vươn lên. Ở cái tuổi gần 70, ông Cố vẫn tích cực trồng rừng, chăn nuôi. Đến nay gia đình ông có 3ha rừng với các loại cây keo, quế, nuôi thủy sản với diện tích 0,5 ha, nuôi 7 con bò, kinh tế gia đình ngày một khấm khá, ông là một trong những tấm gương thương binh tiêu biểu của xã Minh Bảo
Đối với thương binh hạng 2/4, Trần Văn Tỳ ở tổ 8 phường Đồng Tâm, nhập ngũ năm 1972, tham gia sư đoàn 10 tại chiến trường Tây Nguyên, sau chiến tranh trở về địa phương với tỷ lệ thương tật lên 61%. Là một cán bộ ngân hàng, sau khi nghỉ chế độ với phẩm chất người lính cụ Hồ, còn sức còn cống hiến, ông đã tích cực tham gia công tác xã hội. Theo ông Tỳ thì đến nay được trở về địa phương sau chiến tranh là một niềm hạnh phúc. Hiện vẫn còn hàng ngàn đồng đội của ông vẫn còn đang nằm lại ở chiến trường. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách; phong trào đền ơn đáp nghĩa được lan tỏa sâu rộng. Bản thân ông sau khi trở về địa phương phát huy tính Đảng cao, với tinh thần tàn nhưng không phế được Đảng giao nhiệm vụ, được tín nhiệm trong nhân dân thì vẫn tiếp tục cống hiến. Hiện ông là tấm gương tiêu biểu trong tham gia công tác xã hội ở phường Đồng Tâm. Ông đã có 3 khóa tham gia vào cấp ủy chi bộ tổ dân phố, trong đó có 2 khóa làm bí thư chi bộ, hiện ông còn là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Đồng Tâm. Trên cương vị nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ với tâm niệm cống hiến công sức trí tuệ góp phần nhỏ bé xây dựng phố phường phát triển.
Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều thương binh, bệnh binh gương mẫu trên địa bàn thành phố Yên Bái. Không chỉ đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, trong thời bình những thương, bệnh binh còn gương mẫu tích cực đóng góp công sức, trí tuệ, đi đầu trong phát triển kinh tế, tham gia công tác chính trị - xã hội ở địa phương. Họ là tấm gương sáng, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế.”