Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ đào tạo nghề cho 88.000 lao động nông thôn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm trên các phương tiện truyền thông, đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo thực hành, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình và thời gian đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tế và nhu cầu của người học.
Công ty TNHH quốc tế VINA KNF sau 2 năm đi vào hoạt động
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái; Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái; Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (trường tư thục); 3 trường trung cấp (Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ; Trường Trung cấp Lục Yên; Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái (trường tư thục); 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái. Hệ thống trường công lập là 12 cơ sở (chiếm 86%); ngoài công lập là 2 cơ sở (chiếm 14%).
Có 90% số lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Bước đầu, công tác dạy nghề mang lại hiệu quả nhất định, nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh giảm từ 69,44% (năm 2015) xuống còn 66,90% (năm 2017), góp phần xóa đói, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt kế hoạch, có nhiều mô hình sản xuất điển hình như: Sản xuất rau an toàn tại các xã Tuy Lộc, Âu Lâu (TP Yên Bái); trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Ðồng, Báo Ðáp…
Tính riêng rong 6 tháng đầu năm 2018, Yên Bái đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 9.635 lao động đạt 53,52% kế hoạch.
Ban Biên tập
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ đào tạo nghề cho 88.000 lao động nông thôn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm trên các phương tiện truyền thông, đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo thực hành, điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình và thời gian đào tạo cho phù hợp yêu cầu thực tế và nhu cầu của người học.Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 4 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng nghề Yên Bái; Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái; Trường Cao đẳng Y dược Pasteur (trường tư thục); 3 trường trung cấp (Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghĩa Lộ; Trường Trung cấp Lục Yên; Trường Trung cấp Bách khoa Yên Bái (trường tư thục); 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện tại các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thành phố Yên Bái. Hệ thống trường công lập là 12 cơ sở (chiếm 86%); ngoài công lập là 2 cơ sở (chiếm 14%).
Có 90% số lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Bước đầu, công tác dạy nghề mang lại hiệu quả nhất định, nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Chất lượng lao động nông thôn ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh giảm từ 69,44% (năm 2015) xuống còn 66,90% (năm 2017), góp phần xóa đói, giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt kế hoạch, có nhiều mô hình sản xuất điển hình như: Sản xuất rau an toàn tại các xã Tuy Lộc, Âu Lâu (TP Yên Bái); trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Ðồng, Báo Ðáp…
Tính riêng rong 6 tháng đầu năm 2018, Yên Bái đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 9.635 lao động đạt 53,52% kế hoạch.