Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đã được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Qua đó đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Lớp học nghề chăn nuôi lợn cái sinh sản tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình
Tại xã Yên Bình, huyện Yên Bình, thu nhập chính của người dân chủ yếu từ trồng giống bưởi đặc sản như Khả Lĩnh, Đoan Hùng, nhưng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao, do đó, những lớp dạy nghề trồng và chế biến cây ăn quả có múi do Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng bưởi cho người dân đã giúp người dân bổ sung thêm nhiều kiến thức.
Tại xã Hán Đà, huyện Yên Bình, ngành Lao động thương binh và xã hội cũng đã phối hợp với các ngành, đơn vị mở lớp đào tạo nghề về lĩnh vực nông lâm nghiệp. Từ các lớp học, nhiều lao động đã chủ động vay vốn ngân hàng, mở xưởng sản xuất chế biến gỗ rừng trồng, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Hán Đà, huyện Yên Bình cho biết: "Việc đào tạo nghề cho nông dân rất quan trọng bởi người nông dân có kiến thức cơ bản để sản xuất hàng hóa, tăng việc làm thu nhập, xóa đói giảm nghèo."
Từ năm 2009 đến nay tỉnh Yên Bái đã đào tạo nghề cho gần 29 nghìn lao động nông thôn, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt trên 80%. Sau khi học xong, các học viên đã áp dụng nhiều kiến thức đã học và phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các huyện thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc học nghề cùng với đó tiếp tục rà soát nhu cầu của lao động tại địa phương, tỉnh ngoài, doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu.
Ban Biên tập
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đã được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Qua đó đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.Tại xã Yên Bình, huyện Yên Bình, thu nhập chính của người dân chủ yếu từ trồng giống bưởi đặc sản như Khả Lĩnh, Đoan Hùng, nhưng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao, do đó, những lớp dạy nghề trồng và chế biến cây ăn quả có múi do Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng bưởi cho người dân đã giúp người dân bổ sung thêm nhiều kiến thức.
Tại xã Hán Đà, huyện Yên Bình, ngành Lao động thương binh và xã hội cũng đã phối hợp với các ngành, đơn vị mở lớp đào tạo nghề về lĩnh vực nông lâm nghiệp. Từ các lớp học, nhiều lao động đã chủ động vay vốn ngân hàng, mở xưởng sản xuất chế biến gỗ rừng trồng, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Hán Đà, huyện Yên Bình cho biết: "Việc đào tạo nghề cho nông dân rất quan trọng bởi người nông dân có kiến thức cơ bản để sản xuất hàng hóa, tăng việc làm thu nhập, xóa đói giảm nghèo."
Từ năm 2009 đến nay tỉnh Yên Bái đã đào tạo nghề cho gần 29 nghìn lao động nông thôn, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt trên 80%. Sau khi học xong, các học viên đã áp dụng nhiều kiến thức đã học và phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các huyện thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc học nghề cùng với đó tiếp tục rà soát nhu cầu của lao động tại địa phương, tỉnh ngoài, doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu.