Dù ở độ tuổi nào, những điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Yên cũng đã và đang nỗ lực vươn lên, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn đóng góp cho sự phát triển của thôn bản, địa phương.
Anh Nguyễn Văn Huỳnh - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát nhận Bằng khen của UBND tỉnh tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024
Xuất thân từ một gia đình thuần nông ở thôn Khe Ván, xã Quang Minh, ông Triệu Thiều Thăng - dân tộc Dao đã luôn nung nấu khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Thăng còn nhớ: "Những năm 1980 - 1982 là lúc tôi ở độ tuổi thanh niên, vùng đất Dốc Đỏ ở thôn Khe Ván là nơi hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, đi lại khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Nhiều người thấy đó chỉ là vùng đất không có gì ngoài đá sỏi song tôi và gia đình đã kiên trì khai khẩn vùng đất này, ngày ngày vất vả mở đường, phát dọn, trồng quế. Bản thân tôi đã tự học, tự mày mò, kết hợp với kinh nghiệm canh tác truyền thống của người Dao vào việc trồng, chăm sóc cây quế. Nhờ vậy, cây quế đã mang lại cho gia đình thu nhập”.
Từ kinh nghiệm trồng quế phát triển kinh tế gia đình, ông Thăng đã vận động, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, góp phần tạo nên phong trào trồng quế phát triển rầm rộ trên địa bàn. Đến nay, thôn Khe Ván gần như 100% diện tích canh tác được phủ xanh bởi cây quế, trở thành vùng chuyên canh cây quế lớn nhất của xã Quang Minh.
"Nhờ cây quế, đời sống của người dân Khe Ván đã được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/năm. Riêng gia đình tôi, với khoảng 20 ha quế hiện nay, hàng năm thu nhập đạt đến 400 - 500 triệu đồng” - ông Thăng phấn khởi.
Không chỉ đi đầu phát triển kinh tế, ông Thăng còn là người không tiếc công tiếc của đóng góp cho sự phát triển của thôn bản. Ông cũng góp sức gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao, nhất là tham gia dạy chữ viết Nôm Dao, tuyên truyền giữ gìn bản sắc trong tổ chức đám cưới của người Dao.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, ông nhiều năm liền được xã, huyện tặng giấy khen, đặc biệt được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ông bày tỏ: "Tôi luôn xác định việc góp sức cho thôn bản, địa phương phát triển là trách nhiệm và lấy sự mẫu mực của mình để tuyên truyền, giáo dục cho gia đình, con cháu noi theo, tích cực học tập, lao động, sản xuất, vừa làm giàu cho bản thân vừa có thể đóng góp cho cộng đồng, xã hội”.
Năm 2021 - 2023, ông Triệu Thiều Thăng đã bàn với gia đình ứng trước số tiền 231 triệu đồng, không lấy lãi để đổ bê tông và hoàn thành 720 m tuyến đường mới. Gia đình ông cũng đã hiến 400 m2 đất ruộng lúa 2 vụ, nhiều cây cối, hoa màu để mở rộng 200 m đường và đổ bê tông mở rộng mặt đường từ 3 m lên 6 m.
Những điển hình dân tộc thiểu số trong lớp người trẻ tuổi ở Văn Yên, không thể không nhắc tới anh Nguyễn Văn Huỳnh - dân tộc Tày, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát. Từ chế tạo bếp đa năng tận dụng củi, rơm rạ giúp bà con dùng thay bình nóng lạnh và thành lập Hợp tác xã sản xuất, cung cấp bếp đa năng mang thương hiệu bếp Huỳnh Phát, đến nay, anh sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gồm: bếp đun củi nóng lạnh, hệ thống nồi đun tắm lá thuốc, hệ thống nồi nóng lạnh, xông hơi, nồi hơi nấu rượu và bếp trấu nóng lạnh.
Anh Huỳnh cho biết: "Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát thành lập năm 2018 với 7 thành viên. Đến nay, sản lượng làm ra mỗi năm là trên 3.000 sản phẩm, doanh thu đạt trên 9 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hợp tác xã đã duy trì và tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động chính với thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, Hợp tác xã đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong cả nước”.
Những năm qua, anh Huỳnh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, đặc biệt hằng năm có chương trình tặng bếp Huỳnh Phát cho các hộ gia đình, các trường học, doanh trại quân đội. Đến nay, với tư cách là Giám đốc Hợp tác xã, anh Huỳnh đã tổ chức 40 lần thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn ở xã An Thịnh và các xã trên địa bàn huyện Văn Yên với tổng trị giá 120 triệu đồng. Ngoài ra, anh và gia đình nhiệt tình tham gia ủng hộ hoạt động xã hội hóa các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do xã, do huyện phát động.
Tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, gia đình anh đã ủng hộ xã 45 triệu đồng, ủng hộ huyện 3 triệu đồng để tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác.
Những người cao tuổi như ông Triệu Thiều Thăng hay trẻ tuổi như anh Nguyễn Văn Huỳnh đều là những tấm gương sáng về ý chí vươn lên làm giàu và tinh thần trách nhiệm xã hội thật đáng được tôn vinh, học tập.
Dù ở độ tuổi nào, những điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Yên cũng đã và đang nỗ lực vươn lên, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn đóng góp cho sự phát triển của thôn bản, địa phương.Xuất thân từ một gia đình thuần nông ở thôn Khe Ván, xã Quang Minh, ông Triệu Thiều Thăng - dân tộc Dao đã luôn nung nấu khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Thăng còn nhớ: "Những năm 1980 - 1982 là lúc tôi ở độ tuổi thanh niên, vùng đất Dốc Đỏ ở thôn Khe Ván là nơi hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, đi lại khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Nhiều người thấy đó chỉ là vùng đất không có gì ngoài đá sỏi song tôi và gia đình đã kiên trì khai khẩn vùng đất này, ngày ngày vất vả mở đường, phát dọn, trồng quế. Bản thân tôi đã tự học, tự mày mò, kết hợp với kinh nghiệm canh tác truyền thống của người Dao vào việc trồng, chăm sóc cây quế. Nhờ vậy, cây quế đã mang lại cho gia đình thu nhập”.
Từ kinh nghiệm trồng quế phát triển kinh tế gia đình, ông Thăng đã vận động, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, góp phần tạo nên phong trào trồng quế phát triển rầm rộ trên địa bàn. Đến nay, thôn Khe Ván gần như 100% diện tích canh tác được phủ xanh bởi cây quế, trở thành vùng chuyên canh cây quế lớn nhất của xã Quang Minh.
"Nhờ cây quế, đời sống của người dân Khe Ván đã được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 100 triệu đồng/năm. Riêng gia đình tôi, với khoảng 20 ha quế hiện nay, hàng năm thu nhập đạt đến 400 - 500 triệu đồng” - ông Thăng phấn khởi.
Không chỉ đi đầu phát triển kinh tế, ông Thăng còn là người không tiếc công tiếc của đóng góp cho sự phát triển của thôn bản. Ông cũng góp sức gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao, nhất là tham gia dạy chữ viết Nôm Dao, tuyên truyền giữ gìn bản sắc trong tổ chức đám cưới của người Dao.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, ông nhiều năm liền được xã, huyện tặng giấy khen, đặc biệt được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ông bày tỏ: "Tôi luôn xác định việc góp sức cho thôn bản, địa phương phát triển là trách nhiệm và lấy sự mẫu mực của mình để tuyên truyền, giáo dục cho gia đình, con cháu noi theo, tích cực học tập, lao động, sản xuất, vừa làm giàu cho bản thân vừa có thể đóng góp cho cộng đồng, xã hội”.
Năm 2021 - 2023, ông Triệu Thiều Thăng đã bàn với gia đình ứng trước số tiền 231 triệu đồng, không lấy lãi để đổ bê tông và hoàn thành 720 m tuyến đường mới. Gia đình ông cũng đã hiến 400 m2 đất ruộng lúa 2 vụ, nhiều cây cối, hoa màu để mở rộng 200 m đường và đổ bê tông mở rộng mặt đường từ 3 m lên 6 m.
Những điển hình dân tộc thiểu số trong lớp người trẻ tuổi ở Văn Yên, không thể không nhắc tới anh Nguyễn Văn Huỳnh - dân tộc Tày, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát. Từ chế tạo bếp đa năng tận dụng củi, rơm rạ giúp bà con dùng thay bình nóng lạnh và thành lập Hợp tác xã sản xuất, cung cấp bếp đa năng mang thương hiệu bếp Huỳnh Phát, đến nay, anh sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gồm: bếp đun củi nóng lạnh, hệ thống nồi đun tắm lá thuốc, hệ thống nồi nóng lạnh, xông hơi, nồi hơi nấu rượu và bếp trấu nóng lạnh.
Anh Huỳnh cho biết: "Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát thành lập năm 2018 với 7 thành viên. Đến nay, sản lượng làm ra mỗi năm là trên 3.000 sản phẩm, doanh thu đạt trên 9 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Hợp tác xã đã duy trì và tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động chính với thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, Hợp tác xã đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong cả nước”.
Những năm qua, anh Huỳnh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, đặc biệt hằng năm có chương trình tặng bếp Huỳnh Phát cho các hộ gia đình, các trường học, doanh trại quân đội. Đến nay, với tư cách là Giám đốc Hợp tác xã, anh Huỳnh đã tổ chức 40 lần thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn ở xã An Thịnh và các xã trên địa bàn huyện Văn Yên với tổng trị giá 120 triệu đồng. Ngoài ra, anh và gia đình nhiệt tình tham gia ủng hộ hoạt động xã hội hóa các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do xã, do huyện phát động.
Tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, gia đình anh đã ủng hộ xã 45 triệu đồng, ủng hộ huyện 3 triệu đồng để tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác.
Những người cao tuổi như ông Triệu Thiều Thăng hay trẻ tuổi như anh Nguyễn Văn Huỳnh đều là những tấm gương sáng về ý chí vươn lên làm giàu và tinh thần trách nhiệm xã hội thật đáng được tôn vinh, học tập.