Nhiều năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp tại các đơn vị trường học, các xã, thị trấn của tỉnh Yên Bái, qua đó hình thành nhiều mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thúc đẩy phong trào học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở vùng cao.
Dạy nghề đan lát cho học sinh thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái)
Gia đình anh Sổng A Dua và chị Vàng Thị Mảy, dân tộc H’Mông, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn là một trong những gia đình có truyền thống hiếu học của dòng họ Sổng tại địa phương. Thu nhập chính của gia đình từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, cho nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Song, với suy nghĩ dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con học hành đầy đủ, lấy cái chữ, được sự động viên, giúp đỡ của dòng họ, cùng tinh thần ham học của các con, anh chị tạo mọi điều kiện để con được học tập đầy đủ. Chị Vàng Thị Mảy phấn khởi cho biết, anh chị rất vui mừng vì các cháu đã học xong phổ thông trung học, hiện đang theo học tại các trường chuyên nghiệp.
Năm 2017, dòng họ Sổng là dòng họ thứ hai ở xã Suối Giàng được công nhận là “Dòng họ học tập”. Với 36 hộ gia đình, thành viên, những năm qua, Ban khuyến học dòng họ đã vận động, động viên tất cả con em đến trường đúng độ tuổi, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng. Với tinh thần hiếu học, hiện nay, nhiều con em trong dòng họ đạt kết quả cao trong học tập và đang theo học tại các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
Tại huyện Trấn Yên, hiện thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả 52 dòng họ khuyến học, 21 hội khuyến học cấp xã, 20 ban khuyến học cơ quan với 43 đơn vị tham gia. Ông Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết, các dòng họ tập trung chăm lo con em dòng tộc có điều kiện được đi học, thúc đẩy người lớn tích cực cập nhật kiến thức mới tiến bộ, kinh nghiệm hay để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất. Dòng họ chấp hành tốt pháp luật, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, tôn vinh các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đặc biệt, việc bảo tồn trang phục dân tộc, chữ viết, tiếng nói đã được đưa vào quy ước, hương ước, có chi bộ ra nghị quyết 100% đảng viên sắm quần áo dân tộc mình để mặc trong các dịp lễ hội. Điển hình như họ Nguyễn Đức tại xã Việt Hồng, đã ra mắt tủ sách của dòng họ; nghệ nhân Nịnh Quang Thanh, dân tộc Cao Lan, trú tại xã Hòa Cuông, mở lớp dạy tiếng Cao Lan cho gần 300 con em trong xã; Trường tiểu học xã Việt Hồng mở lớp ngoại khóa dạy tiếng Tày cho học sinh...
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái Triệu Tiến Thịnh cho biết, qua tuyên truyền tổ chức các hoạt động “Tháng 9 khuyến học”, “Ngày khuyến học Việt Nam 2/10”, Yên Bái đã làm tốt việc vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, thực hiện “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh đến trường an toàn trong đại dịch. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái vận động các cấp, các ngành, các tổ chức chung tay thực hiện Chương trình “5.000 suất quà vì học sinh hiếu học” chào mừng năm học mới, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả cấp học mầm non và phổ thông. Các chi hội khuyến học đã tích cực kêu gọi nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt và quà, học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập... trị giá gần 1,7 tỷ đồng cho 7.456 lượt học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, trong kỳ thi trung học phổ thông và khai giảng năm học mới. Năm 2022, Yên Bái phấn đấu có 72% số gia đình, 65% số dòng họ, 90% số đơn vị cấp xã, 70% số đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu học tập theo tiêu chí mới; 75% số xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ khá trở lên. Để động viên tinh thần cho con em, các dòng họ hiếu học đều xây dựng nguồn quỹ duy trì hoạt động, tổ chức tuyên dương, khen thưởng con em trong dòng họ đạt thành tích cao trong học tập vào đầu năm học mới. Giúp đỡ, động viên con em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Chính sự động viên, khích lệ kịp thời đã tạo ra đòn bẩy, nâng bước các em trong mỗi dòng họ ra sức thi đua, hăng say học tập, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần duy trì tỷ lệ huy động trẻ ra lớp hằng năm của địa phương đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần duy trì từ 98% trở lên.
Theo nhandan.com.vn
Nhiều năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp tại các đơn vị trường học, các xã, thị trấn của tỉnh Yên Bái, qua đó hình thành nhiều mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thúc đẩy phong trào học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở vùng cao.Gia đình anh Sổng A Dua và chị Vàng Thị Mảy, dân tộc H’Mông, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn là một trong những gia đình có truyền thống hiếu học của dòng họ Sổng tại địa phương. Thu nhập chính của gia đình từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, cho nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Song, với suy nghĩ dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con học hành đầy đủ, lấy cái chữ, được sự động viên, giúp đỡ của dòng họ, cùng tinh thần ham học của các con, anh chị tạo mọi điều kiện để con được học tập đầy đủ. Chị Vàng Thị Mảy phấn khởi cho biết, anh chị rất vui mừng vì các cháu đã học xong phổ thông trung học, hiện đang theo học tại các trường chuyên nghiệp.
Năm 2017, dòng họ Sổng là dòng họ thứ hai ở xã Suối Giàng được công nhận là “Dòng họ học tập”. Với 36 hộ gia đình, thành viên, những năm qua, Ban khuyến học dòng họ đã vận động, động viên tất cả con em đến trường đúng độ tuổi, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng. Với tinh thần hiếu học, hiện nay, nhiều con em trong dòng họ đạt kết quả cao trong học tập và đang theo học tại các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
Tại huyện Trấn Yên, hiện thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả 52 dòng họ khuyến học, 21 hội khuyến học cấp xã, 20 ban khuyến học cơ quan với 43 đơn vị tham gia. Ông Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết, các dòng họ tập trung chăm lo con em dòng tộc có điều kiện được đi học, thúc đẩy người lớn tích cực cập nhật kiến thức mới tiến bộ, kinh nghiệm hay để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất. Dòng họ chấp hành tốt pháp luật, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, tôn vinh các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đặc biệt, việc bảo tồn trang phục dân tộc, chữ viết, tiếng nói đã được đưa vào quy ước, hương ước, có chi bộ ra nghị quyết 100% đảng viên sắm quần áo dân tộc mình để mặc trong các dịp lễ hội. Điển hình như họ Nguyễn Đức tại xã Việt Hồng, đã ra mắt tủ sách của dòng họ; nghệ nhân Nịnh Quang Thanh, dân tộc Cao Lan, trú tại xã Hòa Cuông, mở lớp dạy tiếng Cao Lan cho gần 300 con em trong xã; Trường tiểu học xã Việt Hồng mở lớp ngoại khóa dạy tiếng Tày cho học sinh...
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái Triệu Tiến Thịnh cho biết, qua tuyên truyền tổ chức các hoạt động “Tháng 9 khuyến học”, “Ngày khuyến học Việt Nam 2/10”, Yên Bái đã làm tốt việc vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, thực hiện “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh đến trường an toàn trong đại dịch. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái vận động các cấp, các ngành, các tổ chức chung tay thực hiện Chương trình “5.000 suất quà vì học sinh hiếu học” chào mừng năm học mới, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả cấp học mầm non và phổ thông. Các chi hội khuyến học đã tích cực kêu gọi nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt và quà, học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập... trị giá gần 1,7 tỷ đồng cho 7.456 lượt học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, trong kỳ thi trung học phổ thông và khai giảng năm học mới. Năm 2022, Yên Bái phấn đấu có 72% số gia đình, 65% số dòng họ, 90% số đơn vị cấp xã, 70% số đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu học tập theo tiêu chí mới; 75% số xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ khá trở lên. Để động viên tinh thần cho con em, các dòng họ hiếu học đều xây dựng nguồn quỹ duy trì hoạt động, tổ chức tuyên dương, khen thưởng con em trong dòng họ đạt thành tích cao trong học tập vào đầu năm học mới. Giúp đỡ, động viên con em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Chính sự động viên, khích lệ kịp thời đã tạo ra đòn bẩy, nâng bước các em trong mỗi dòng họ ra sức thi đua, hăng say học tập, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần duy trì tỷ lệ huy động trẻ ra lớp hằng năm của địa phương đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần duy trì từ 98% trở lên.