Ngày 9/6, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 cho các cán bộ khuyến học chủ chốt của tỉnh, các huyện, thị, thành phố và các đơn vị khuyến học trực thuộc.
Quang cảnh buổi tập huấn
Bộ công cụ đánh giá mô hình "Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 là sản phẩm phần mềm do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp thực hiện nhằm thu thập minh chứng, đánh giá mô hình "Công dân học tập” với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa các mô hình học tập.
Tại Hội nghị, các đại biểu được giới thiệu về mô hình tổ chức của bộ công cụ từ Trung ương đến địa phương, phân cấp quản lý và hướng dẫn các bước sử dụng ở từng cấp Hội đến công dân.
Đồng thời, được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc xử lý các số liệu, minh chứng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình "Công dân học tập”; hỗ trợ tối đa việc tự động hóa, áp dụng công nghệ phần mềm trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá các tiêu chí "Công dân học tập”, "Đơn vị học tập”.
Việc sử dụng bộ công cụ đánh giá "Công dân học tập” nhằm từng bước xây dựng xã hội học tập, hướng tới xây dựng xã hội số, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Theo Báo Yên Bái
Ngày 9/6, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 cho các cán bộ khuyến học chủ chốt của tỉnh, các huyện, thị, thành phố và các đơn vị khuyến học trực thuộc.
Bộ công cụ đánh giá mô hình "Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 là sản phẩm phần mềm do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp thực hiện nhằm thu thập minh chứng, đánh giá mô hình "Công dân học tập” với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa các mô hình học tập.
Tại Hội nghị, các đại biểu được giới thiệu về mô hình tổ chức của bộ công cụ từ Trung ương đến địa phương, phân cấp quản lý và hướng dẫn các bước sử dụng ở từng cấp Hội đến công dân.
Đồng thời, được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc xử lý các số liệu, minh chứng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình "Công dân học tập”; hỗ trợ tối đa việc tự động hóa, áp dụng công nghệ phần mềm trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá các tiêu chí "Công dân học tập”, "Đơn vị học tập”.
Việc sử dụng bộ công cụ đánh giá "Công dân học tập” nhằm từng bước xây dựng xã hội học tập, hướng tới xây dựng xã hội số, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.