Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.
Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc
Những năm qua, Trường TH&THCS Tân Thịnh luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo viên, có nhiều giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi… Từ đó, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện được nâng lên.
Cô giáo Hà Thị Bích Phương - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Bước vào đầu các năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã phân công chuyên môn phù hợp với năng lực của từng cá nhân; khuyến khích, động viên giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đồng thời, tổ chức giao lưu trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi với các trường bạn; khuyến khích giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng hay, tích luỹ các đề thi học sinh giỏi để cùng trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc chuyên đề; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ, bồi dưỡng theo chuyên đề. Phân công bồi dưỡng đội tuyển cho từng cá nhân giảng dạy theo phân môn, có sự phối hợp giữa giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên trẻ; đẩy mạnh triển khai việc soạn bài giảng điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tích cực đổi mới cách dạy, cách học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học hiệu quả, chất lượng học sinh mũi nhọn được nâng cao”.
Với 2 cấp học, nhà trường xác định công tác giáo dục mũi nhọn phải được đầu tư, thúc đẩy từ sớm, nên nhà trường tích cực vận động học sinh, phụ huynh học sinh cho các em học sinh tiểu học tham gia các cuộc thi như Violympic, IOE, Trạng nguyên tiếng Việt… Các giáo viên tích cực tổ chức hướng dẫn cho học sinh ôn luyện và thi.
Tại Cuộc thi Violympic Toán, Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh và Lịch sử cấp tỉnh, năm học 2023 - 2024, nhà trường đạt 120 giải (12 giải Vàng, 26 giải Bạc, 25 giải Đồng, 57 em đạt giải Khuyến khích). Hàng năm, đội tuyển học sinh giỏi THCS của nhà trường đạt nhiều giải cao của cấp huyện, cấp tỉnh.
Giáo dục mũi nhọn được ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục. Hằng năm, Phòng tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ hướng dẫn của cấp trên giao chỉ tiêu cho các đơn vị. Đồng thời, chỉ đạo các trường triển khai các giải pháp cụ thể hóa kế hoạch ngay từ đầu năm học, trong đó có việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh.
Đồng chí Nguyễn Minh Đức - Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Văn Chấn là đào tạo và phát triển giáo viên. Ngành GD&ĐT huyện đã tăng cường đầu tư vào việc đào tạo và phát triển giáo viên thông qua các khóa học, buổi tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm. Điều này giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới nhất và nâng cao kỹ năng giảng dạy, từ đó mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh. Đặc biệt, ngành đã tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào thúc đẩy sự sáng tạo của giáo viên như ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vừa qua, đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dạy và học, đã có hàng trăm những bài giảng số, dữ liệu số được thiết kế… học sinh được tiếp cận với các phương pháp mới”.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục cũng được chú trọng, bằng các nguồn lực, các trường học được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo môi trường học tập an toàn và thích hợp cho học sinh. Ngoài ra, ngành GD&ĐT huyện cũng cung cấp tài liệu giảng dạy và công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Công tác tuyên dương, khen thưởng kịp thời học sinh và giáo viên có học sinh đạt thành tích tại các cuộc thi cũng là một giải pháp hữu hiệu cho công tác giáo dục mũi nhọn ở Văn Chấn. Từ đó, khơi dậy tình yêu, trách nhiệm với nghề và khích lệ, biểu dương những vất vả, đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện, khuyến khích học sinh rèn luyện, phấn đấu.
Huyện Văn Chấn đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tuy nhiên, ngành GD&ĐT huyện vẫn đối mặt với những thách thức trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Ngành xác định cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ để đảm bảo rằng, tất cả các trẻ em ở huyện Văn Chấn có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng, phát triển toàn diện, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực.
Từ đầu năm học đến nay, học sinh các trường trên địa bàn huyện đã đạt 1.014 giải các cuộc thi cấp huyện, 569 giải các cuộc thi cấp tỉnh. Trong đó, đội tuyển học sinh giỏi lớp 9, huyện Văn Chấn có 71 học sinh tham dự 9 môn văn hóa cấp tỉnh, kết quả có 24 em đoạt giải với 5 giải Nhì, 8 giải Ba, 11 giải Khuyến khích.
|
Theo Báo Yên Bái
Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.Những năm qua, Trường TH&THCS Tân Thịnh luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo viên, có nhiều giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi… Từ đó, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện được nâng lên.
Cô giáo Hà Thị Bích Phương - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Bước vào đầu các năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã phân công chuyên môn phù hợp với năng lực của từng cá nhân; khuyến khích, động viên giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đồng thời, tổ chức giao lưu trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi với các trường bạn; khuyến khích giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng hay, tích luỹ các đề thi học sinh giỏi để cùng trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc chuyên đề; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ, bồi dưỡng theo chuyên đề. Phân công bồi dưỡng đội tuyển cho từng cá nhân giảng dạy theo phân môn, có sự phối hợp giữa giáo viên có kinh nghiệm và giáo viên trẻ; đẩy mạnh triển khai việc soạn bài giảng điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tích cực đổi mới cách dạy, cách học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học hiệu quả, chất lượng học sinh mũi nhọn được nâng cao”.
Với 2 cấp học, nhà trường xác định công tác giáo dục mũi nhọn phải được đầu tư, thúc đẩy từ sớm, nên nhà trường tích cực vận động học sinh, phụ huynh học sinh cho các em học sinh tiểu học tham gia các cuộc thi như Violympic, IOE, Trạng nguyên tiếng Việt… Các giáo viên tích cực tổ chức hướng dẫn cho học sinh ôn luyện và thi.
Tại Cuộc thi Violympic Toán, Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh và Lịch sử cấp tỉnh, năm học 2023 - 2024, nhà trường đạt 120 giải (12 giải Vàng, 26 giải Bạc, 25 giải Đồng, 57 em đạt giải Khuyến khích). Hàng năm, đội tuyển học sinh giỏi THCS của nhà trường đạt nhiều giải cao của cấp huyện, cấp tỉnh.
Giáo dục mũi nhọn được ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục. Hằng năm, Phòng tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ hướng dẫn của cấp trên giao chỉ tiêu cho các đơn vị. Đồng thời, chỉ đạo các trường triển khai các giải pháp cụ thể hóa kế hoạch ngay từ đầu năm học, trong đó có việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh.
Đồng chí Nguyễn Minh Đức - Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Văn Chấn là đào tạo và phát triển giáo viên. Ngành GD&ĐT huyện đã tăng cường đầu tư vào việc đào tạo và phát triển giáo viên thông qua các khóa học, buổi tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm. Điều này giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới nhất và nâng cao kỹ năng giảng dạy, từ đó mang lại hiệu quả tích cực trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh. Đặc biệt, ngành đã tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào thúc đẩy sự sáng tạo của giáo viên như ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vừa qua, đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong công tác dạy và học, đã có hàng trăm những bài giảng số, dữ liệu số được thiết kế… học sinh được tiếp cận với các phương pháp mới”.
Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục cũng được chú trọng, bằng các nguồn lực, các trường học được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo môi trường học tập an toàn và thích hợp cho học sinh. Ngoài ra, ngành GD&ĐT huyện cũng cung cấp tài liệu giảng dạy và công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Công tác tuyên dương, khen thưởng kịp thời học sinh và giáo viên có học sinh đạt thành tích tại các cuộc thi cũng là một giải pháp hữu hiệu cho công tác giáo dục mũi nhọn ở Văn Chấn. Từ đó, khơi dậy tình yêu, trách nhiệm với nghề và khích lệ, biểu dương những vất vả, đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo đối với chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện, khuyến khích học sinh rèn luyện, phấn đấu.
Huyện Văn Chấn đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tuy nhiên, ngành GD&ĐT huyện vẫn đối mặt với những thách thức trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Ngành xác định cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ để đảm bảo rằng, tất cả các trẻ em ở huyện Văn Chấn có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng, phát triển toàn diện, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực.
Từ đầu năm học đến nay, học sinh các trường trên địa bàn huyện đã đạt 1.014 giải các cuộc thi cấp huyện, 569 giải các cuộc thi cấp tỉnh. Trong đó, đội tuyển học sinh giỏi lớp 9, huyện Văn Chấn có 71 học sinh tham dự 9 môn văn hóa cấp tỉnh, kết quả có 24 em đoạt giải với 5 giải Nhì, 8 giải Ba, 11 giải Khuyến khích.