CTTĐT - Là một trong những địa phương tích cực triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đầu năm đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã đào tạo được cho gần 500 lao động. Thị xã đã lựa chọn được các nghề đào tạo gắn với nhu cầu của địa phương, trong đó tập trung vào các nghề phi nông nghiệp như thêu, thổ cẩm,chế biến món ăn, trông hoa cây cảnh…thu hút được nhiều học viên tham gia.
Trong năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 32,4%, giảm khoảng 3% so với năm 2018.
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ là cái nôi đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu là dân tộc thiểu số khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái. Nhà trường hiện đang đào tạo 21 ngành nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường. Những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã chủ động phối hợp với các nhà trường, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm.
Năm học 2016 -2017, trường đã mở 54 lớp đào tạo nghề cho 1.920 học sinh, học viên; năm học 2017 - 2018 mở 65 lớp với 2.281 học sinh, học viên và năm học 2018 - 2019 mở 68 lớp với 2.441 học sinh, học viên.
Trong đó, hệ trung cấp nghề 10 lớp với 370 học sinh; bổ túc văn hóa hệ THPT là 7 lớp, 362 học sinh; dạy nghề phổ thông 26 lớp với 976 học sinh và dạy nghề theo Đề án 1956 là 25 lớp với 730 học viên.
Trong năm học 2019 - 2020, nhà trường đã tuyển sinh được 56 lớp với 2.100 lượt học viên các hệ đào tạo.
Những năm gần đây, công tác tuyển sinh, mở lớp của trường có chiều hướng tăng, số lượng học sinh, học viên không những là người của 4 huyện, thị phía Tây của tỉnh mà kể cả các địa phương khác có nhu cầu đăng ký học nghề. Ngoài việc dạy văn hóa, dạy nghề, Nhà trường còn đưa vào giảng dạy một số môn học như giáo dục giới tính, cách phòng chống các bệnh xã hội, bạo lực học đường; tư vấn, hướng dẫn các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống…Trong những năm qua, Nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; chú trọng đổi mới nghề học phù hợp với nhu cầu của địa phương. Mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường đều xây dựng kế hoạch cụ thể để có những sáng kiến, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng ngành nghề. Hàng năm, nhà trường tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đến các khoa, phòng; chủ động phối hợp, liên kết đào tạo, đào tạo nghề có địa chỉ, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ giáo viên, kỹ sư lành nghề, nghệ nhân, thợ bậc cao của nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để khắc phục được những nhược điểm thiếu hụt về giáo viên, thiết bị dạy nghề của nhà trường.
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ: Qua kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề, nhận thức của người lao động đã được nâng lên. Hiện nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thị xã đạt 67%. Thị xã đang tập trung bám sát nhu cầu thực tế của thị trường lao động để tuyên truyền vận động cho các lao động đi học các nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Chú trọng mở các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề du lịch góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch trên địa bàn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là một trong những địa phương tích cực triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đầu năm đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã đào tạo được cho gần 500 lao động. Thị xã đã lựa chọn được các nghề đào tạo gắn với nhu cầu của địa phương, trong đó tập trung vào các nghề phi nông nghiệp như thêu, thổ cẩm,chế biến món ăn, trông hoa cây cảnh…thu hút được nhiều học viên tham gia.Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ là cái nôi đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu là dân tộc thiểu số khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái. Nhà trường hiện đang đào tạo 21 ngành nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường. Những năm qua, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã chủ động phối hợp với các nhà trường, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm.
Năm học 2016 -2017, trường đã mở 54 lớp đào tạo nghề cho 1.920 học sinh, học viên; năm học 2017 - 2018 mở 65 lớp với 2.281 học sinh, học viên và năm học 2018 - 2019 mở 68 lớp với 2.441 học sinh, học viên.
Trong đó, hệ trung cấp nghề 10 lớp với 370 học sinh; bổ túc văn hóa hệ THPT là 7 lớp, 362 học sinh; dạy nghề phổ thông 26 lớp với 976 học sinh và dạy nghề theo Đề án 1956 là 25 lớp với 730 học viên.
Trong năm học 2019 - 2020, nhà trường đã tuyển sinh được 56 lớp với 2.100 lượt học viên các hệ đào tạo.
Những năm gần đây, công tác tuyển sinh, mở lớp của trường có chiều hướng tăng, số lượng học sinh, học viên không những là người của 4 huyện, thị phía Tây của tỉnh mà kể cả các địa phương khác có nhu cầu đăng ký học nghề. Ngoài việc dạy văn hóa, dạy nghề, Nhà trường còn đưa vào giảng dạy một số môn học như giáo dục giới tính, cách phòng chống các bệnh xã hội, bạo lực học đường; tư vấn, hướng dẫn các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống…Trong những năm qua, Nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thời lượng thực hành, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; chú trọng đổi mới nghề học phù hợp với nhu cầu của địa phương. Mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường đều xây dựng kế hoạch cụ thể để có những sáng kiến, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng ngành nghề. Hàng năm, nhà trường tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đến các khoa, phòng; chủ động phối hợp, liên kết đào tạo, đào tạo nghề có địa chỉ, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ giáo viên, kỹ sư lành nghề, nghệ nhân, thợ bậc cao của nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để khắc phục được những nhược điểm thiếu hụt về giáo viên, thiết bị dạy nghề của nhà trường.
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ: Qua kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề, nhận thức của người lao động đã được nâng lên. Hiện nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thị xã đạt 67%. Thị xã đang tập trung bám sát nhu cầu thực tế của thị trường lao động để tuyên truyền vận động cho các lao động đi học các nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Chú trọng mở các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề du lịch góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch trên địa bàn.